Ung thư vú là gì? Triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và phòng ngừa
Ung thư vú là gì?
Ung thư vú là bệnh lý xảy ra khi các tế bào trong vú phát triển không kiểm soát dẫn đến hình thành khối u ác tính. Các tế bào ung thư có thể bắt đầu từ các ống dẫn sữa, tiểu thùy hoặc các mô vú khác. Khi ung thư phát triển, các tế bào có thể xâm lấn các mô lân cận và lan rộng đến các hạch bạch huyết thậm chí di căn đến các bộ phận khác của cơ thể nếu không được điều trị kịp thời.
Tùy theo kích thước khối u và tình trạng di căn của ung thư mà ung thư vú được chia thành 5 giai đoạn:
-
Giai đoạn 0: Đây còn được gọi là ung thư biểu mô ống dẫn tại chỗ.
-
Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, khối u có kích thước lên đến 2cm. Nó không ảnh hưởng đến bất kỳ hạch bạch huyết nào, hoặc có những nhóm nhỏ tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết.
-
Giai đoạn 2: Khối u có kích thước từ 2–5cm kèm theo có thể lan đến các hạch bạch huyết.
-
Giai đoạn 3: Khối u có chiều ngang lên đến 5cm và đã lan đến một số hạch bạch huyết, hoặc khối u lớn hơn 5 cm và đã lan đến một vài hạch bạch huyết.
-
Giai đoạn 4: Ung thư đã di căn đến xương, gan, não hoặc phổi.
Mặc dù ung thư vú thường gặp ở phụ nữ, nam giới cũng có thể mắc bệnh này, tuy nhiên tỷ lệ thấp hơn rất nhiều.
Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư vú
Có nhiều yếu tố có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, bao gồm:
-
Đột biến gen di truyền, đặc biệt là các đột biến BRCA1 và BRCA2
-
Phụ nữ trên 50 tuổi
-
Những người đã từng mắc ung thư vú hoặc có người thân mắc bệnh
-
Phụ nữ có quá trình dậy thì sớm hoặc bước vào mãn kinh muộn
-
Phụ nữ lớn tuổi mới có con đầu lòng hoặc không sinh con hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ
-
Lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
-
Thừa cân, béo phì
-
Từng xạ trị vào vùng vú hoặc vùng ngực
Triệu chứng của bệnh ung thư vú
Triệu chứng của ung thư vú thường rất đa dạng và không dễ nhận biết ở giai đoạn đầu. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm:
-
Xuất hiện khối u bất thường
-
Thay đổi kích thước hoặc hình dáng vú
-
Đau hoặc khó chịu ở vú
-
Chảy dịch từ núm vú, đặc biệt dịch có máu
-
Vết lõm da vú hoặc dày da vú
-
Đau nhức vùng vú hoặc núm vú
-
Biểu hiện tụt núm vú
-
Da vùng vú, quầng vú hoặc núm vú có vảy, đỏ hoặc sưng
Những biểu hiện này có thể là dấu hiệu của ung thư vú, tuy nhiên cần thực hiện các xét nghiệm y tế, tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác.
Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư vú
Việc phát hiện sớm ung thư vú là rất quan trọng để tăng cơ hội điều trị thành công. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán ung thư vú phổ biến:
-
Chụp nhũ ảnh (Mammography): Đây là phương pháp hình ảnh phổ biến nhất, giúp phát hiện các khối u nhỏ mà không thể sờ thấy bằng tay.
-
Siêu âm vú: Sử dụng sóng âm để tạo hình ảnh để phân biệt các khối u đặc và u nang lành tính.
-
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đối với những trường hợp khó chẩn đoán hoặc có nguy cơ cao, bác sĩ có thể chỉ định MRI để xem chi tiết cấu trúc bên trong vú.
-
Sinh thiết: Nếu có nghi ngờ, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô từ khối u để kiểm tra dưới kính hiển vi và xác định tính chất ung thư của khối u.
Cách điều trị bệnh ung thư vú
Phương pháp điều trị ung thư vú sẽ tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh, loại ung thư và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
Chụp nhũ ảnh
Chụp nhũ ảnh là phương pháp hình ảnh quan trọng và được sử dụng rộng rãi để tầm soát ung thư vú đặc biệt ở phụ nữ trên 40 tuổi. Nhũ ảnh có khả năng phát hiện các khối u rất nhỏ hoặc những thay đổi bất thường ở mô vú mà không thể sờ thấy.
Các máy chụp nhũ ảnh hiện đại ngày nay có độ phân giải cao giúp bác sĩ phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư ngay cả khi khối u chưa phát triển lớn. Đôi khi, kỹ thuật này có thể gây cảm giác khó chịu do cần ép chặt vú để có được hình ảnh rõ nét nhưng đây là một bước quan trọng để đảm bảo tính chính xác.
Siêu âm vú
Siêu âm vú là kỹ thuật chẩn đoán bổ sung thường được sử dụng khi có nghi ngờ từ kết quả nhũ ảnh hoặc khi cần đánh giá thêm các khối u. Phương pháp này sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh mô vú giúp phân biệt giữa các khối u đặc (có khả năng là ung thư) và các u nang chứa dịch (thường lành tính).
Siêu âm vú đặc biệt hiệu quả ở phụ nữ có mô vú dày - đối tượng khó phát hiện khối u khi chụp nhũ ảnh. Ngoài ra, đây cũng là một phương pháp không xâm lấn, an toàn và không gây đau, phù hợp để kiểm tra nhanh.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, giúp bác sĩ quan sát chi tiết cấu trúc bên trong vú. MRI thường được chỉ định khi có các dấu hiệu bất thường khó xác định hoặc khi cần đánh giá kỹ hơn ở những phụ nữ có nguy cơ cao. Kỹ thuật này sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến cho hình ảnh rõ ràng để giúp bác sĩ phát hiện các khối u nhỏ mà các phương pháp khác có thể bỏ sót.
Đặc biệt, MRI rất hữu ích trong việc xác định mức độ lan rộng của ung thư và hỗ trợ lập kế hoạch điều trị phù hợp. Tuy nhiên, chi phí của MRI thường cao hơn và thời gian thực hiện cũng lâu hơn so với các phương pháp khác.
Sinh thiết
Sinh thiết là quy trình lấy mẫu mô từ khối u để kiểm tra dưới kính hiển vi, được coi là phương pháp duy nhất giúp xác định chính xác liệu một khối u có phải là ung thư hay không. Quy trình sinh thiết có thể được thực hiện bằng kim hoặc phẫu thuật nhỏ để lấy mẫu mô tùy thuộc vào vị trí và kích thước khối u. Kết quả sinh thiết cung cấp thông tin về loại ung thư, giai đoạn và tốc độ phát triển của tế bào ung thư, giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Mặc dù có thể gây đau hoặc khó chịu, sinh thiết là bước cần thiết và quan trọng trong chẩn đoán ung thư vú, vì nó cung cấp thông tin chính xác nhất để bác sĩ lên kế hoạch điều trị hiệu quả.
Phương pháp phòng ngừa bệnh ung thư vú
Mặc dù không thể phòng ngừa hoàn toàn ung thư vú, một số biện pháp dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh:
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
-
Duy trì cân nặng hợp lý
-
Tập thể dục thường xuyên
-
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, có nhiều chất béo hoặc thiếu vitamin A
-
Tránh hormone thay thế khi không cần thiết
-
Không hút thuốc
-
Khuyến khích tự biết cách tự khám vú tại nhà
-
Không nên uống nhiều rượu, chỉ uống ở mức độ vừa phải
Ung thư vú là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể được kiểm soát và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Việc hiểu rõ về các nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp phòng ngừa ung thư vú sẽ giúp mỗi người chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của mình. Đừng quên thực hiện tầm soát định kỳ và duy trì lối sống lành mạnh để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh.
Tìm hiểu thêm trên Nền tảng phân phối Dược phẩm trực tuyến tại Việt Nam - Pharmarket.