Rối loạn tiền đình là bệnh gì và nguy hiểm ra sao?
Rối loạn tiền đình
Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên, có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình,...
Bệnh tiền đình hay tên đầy đủ là "Rối loạn tiền đình" là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương.
Rối loạn tiền đình được chia thành nhiều loại như:
- Rối loạn tiền đình ngoại biên: loại rối loạn phổ biến nhất và xuất hiện khi bệnh nhân có tổn thương ở bộ phận tiền đình tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình.
- Rối loạn tiền đình trung ương: loại hiếm gặp hơn, xuất phát từ sự tổn thương ở não hoặc tủy sống và có thể do tai biến mạch máu não, u não hoặc các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh trung ương.
Nguyên nhân rối loạn tiền đình
Đối với rối loạn tiền đình ngoại biên: có thể do các bệnh lý như tiểu đường, suy giáp, tăng ure huyết, chấn thương thần kinh tiền đình, viêm vùng tai trong,...
Đối với rối loạn tiền đình trung ương: do từ các bệnh lý như migraine, hạ huyết áp tư thế, xuất huyết não,...
Bên cạnh đó, các yếu tố khác cũng làm nguy cơ mắc phải bệnh rối loạn tiền đình tăng lên, chẳng hạn như yếu tố tuổi tác: người cao tuổi thường có nguy cơ bị rối loạn tiền đình cao hơn người trẻ hoặc người có tiền sử bị chóng mặt.
Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình
Thông thường, người bị rối loạn tiền đình thường gặp những dấu hiệu sau:
- Chóng mặt, quay cuồng
- Mất thăng bằng
- Buồn nôn, nôn mửa
- Ù tai, giảm thính lực
- Khó tập trung
Rối loạn tiền đình nguy hiểm ra sao?
Mặc dù rối loạn tiền đình không trực tiếp gây tử vong nhưng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có thể kể đến như:
- Dễ bị té ngã và chấn thương
- Chóng mặt kéo dài
- Khó khăn trong việc tập trung
- Tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh lý khác như:
+ Tai biến mạch máu não
+ U não
Cách phòng ngừa rối loạn tiền đình
Một số phương pháp dưới đây có thể giúp mỗi người chủ động phòng tránh mắc phải căn bệnh này như:
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin B6, giúp tăng cường chức năng tiền đình.
- Tập thể dục thường xuyên: các bài tập như yoga, đi bộ nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện thăng bằng, lưu ý không nên ngồi quá lâu một chỗ hoặc trước máy tính.
- Tránh căng thẳng: giữ tinh thần thoải mái, hạn chế lo lắng và bị căng thẳng kéo dài.
- Chế độ dinh dưỡng: mỗi người nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp và tốt cho hệ tim mạch, não bộ. Nên ăn nhiều rau xanh, cá, hạn chế mỡ động vật, đồng thời cần bổ sung thêm các loại nước ép hoa quả, sinh tố.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: đặc biệt là nên kiểm tra tai mũi họng và hệ thống thần kinh để phát hiện sớm các vấn đề liên quan.
Rối loạn tiền đình là một tình trạng bệnh lý phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm không chỉ cho sức khỏe thể chất mà còn cho tinh thần của người bệnh. Chính vì vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng và có biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị kịp thời là rất quan trọng để giảm thiểu các rủi ro liên quan.
Tìm hiểu thêm trên Nền tảng phân phối Dược phẩm trực tuyến tại Việt Nam - Pharmarket.