Bệnh bạch hầu nguy hiểm ra sao? Có dễ lây nhiễm như COVID-19 không?
Bệnh bạch hầu là bệnh gì?
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra. (Theo Cục Y tế dự phòng)
Nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu
Tác nhân gây bệnh
Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae, vi khuẩn bạch hầu có 3 tuýp là Gravis, Mitis và Intermedius chủ yếu lây lan qua các giọt bắn khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc nói chuyện. Bệnh bạch hầu cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc với đồ vật, bề mặt bị nhiễm khuẩn ví dụ như quần áo, mặt bàn, điện thoại,...
Yếu tố nguy cơ gây bệnh
Những người có hệ miễn dịch yếu, trẻ nhỏ hay những trường hợp sau đây cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu cao hơn nếu:
-
Chưa được tiêm chủng đầy đủ
-
Ở quốc gia không tiêm chủng vắc-xin bạch hầu
-
Rối loạn miễn dịch
-
Điều kiện môi trường không vệ sinh hoặc quá đông đúc
![virus bệnh bạch hầu](https://api.pharmarket.vn/uploads/1728460362628-virus-benh-bach-hau.jpg)
Triệu chứng bệnh bạch hầu
Các triệu chứng của bệnh bạch hầu thường sẽ xuất hiện trong vòng 2-5 ngày sau khi bị nhiễm. Lưu ý rằng, một số bệnh nhân có thể không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào trong khi các bệnh nhân khác sẽ xuất hiện một số triệu chứng nhẹ, chính điều này khiến đa số thường nhầm bạch hầu sang cảm lạnh thông thường.
Biểu hiện dễ nhận thấy và phổ biến nhất của bệnh bạch hầu là hình thành một mảng màu xám, dày ở họng và amidan.
Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:
- Đau họng (85-90%)
- Sốt nhẹ và ớn lạnh
- Mệt mỏi, suy nhược, đau đầu
- Viêm hạch cổ thành hình ảnh cổ bạnh to
- Giả mạc đường hô hấp gặp ở khoảng 50% số bệnh nhân
Sau thời gian ủ bệnh và không chữa khỏi, bệnh nhân sẽ gặp những biến chứng gây nguy hiểm đến cơ thể và thậm chí đến tính mạng.
Bệnh bạch hầu nguy hiểm ra sao?
Theo Cục Y tế dự phòng (CDC), bệnh bạch hầu gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không kịp thời xử lý và điều trị có thể dẫn đến tử vong trong vòng 6-10 ngày.
Tắc nghẽn đường hô hấp
Ở giai đoạn đầu, bệnh bạch hầu gây ra các triệu chứng nhẹ như viêm mũi, họng và thanh quản. Vi khuẩn tạo ra lớp màng dày màu trắng bám chặt trong vòm họng sau đó lớp màng này lan rộng, gây bít tắc đường hô hấp khiến bệnh nhân khó thở, ngạt thở và sau cùng là suy hô hấp.
Viêm cơ tim
Độc tố bạch hầu có thể tấn công vào tim gây rối loạn nhịp tim, suy tim và thậm chí viêm cơ tim. Viêm cơ tim thuộc nhóm biến chứng bệnh bạch hầu nguy hiểm gây tử vong cao nhất. Biến chứng này có thể xảy ra trong giai đoạn phát bệnh nặng nhất hoặc cũng có thể xảy ra chậm vài tuần sau khi bệnh đã khỏi.
![biến chứng bệnh bạch hầu](https://api.pharmarket.vn/uploads/1728460420724-bien-chung-benh-bach-hau.jpg)
Tổn thương thần kinh dẫn đến tê liệt
Bên cạnh các biến chứng trên, bạch hầu cũng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh hay còn gọi là biến chứng thần kinh và dẫn đến viêm hay tê liệt cơ, đặc biệt là các cơ ở các vùng hô hấp.
Tổn thương thận, suy thận
Cuối cùng, bệnh bạch hầu còn có thể ảnh hưởng đến thận và gây tổn thương các tế bào thận. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân có thể gặp suy thận, làm suy giảm chức năng lọc thải chất độc trong cơ thể.
Bệnh bạch hầu có dễ lây nhiễm như Covid 19 không?
![covid-19](https://api.pharmarket.vn/uploads/1728460495422-covid-19.jpg)
Đầu tiền, cần phân biệt sự khác nhau cơ bản trong cách thức lây nhiễm của hai loại vi khuẩn và virus này. Cụ thể:
-
Covid-19 là bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra, có thể lây lan nhanh chóng thông qua không khí và tiếp xúc gián tiếp qua các bề mặt bị nhiễm
-
Bạch hầu lây lan chủ yếu qua các giọt bắn lớn và cần có sự tiếp xúc từ người nhiễm bệnh hoặc qua đồ vật bị nhiễm dịch mũi họng
Có thể thấy, mặc dù bạch hầu có thể không dễ lây lan như Covid-19 nhưng nguy cơ lây nhiễm trong những môi trường đông đúc và điều kiện vệ sinh kém vẫn rất cao. Điều này đặc biệt đáng lo ngại với những khu vực không có chương trình tiêm chủng rộng rãi và những người chưa tiêm chủng đầy đủ hoặc hiệu lực bảo vệ của vaccine đã hết.
Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu
Việc phòng ngừa bệnh bạch hầu chủ yếu dựa vào tiêm phòng và giữ vệ sinh cá nhân tốt. Dưới đây là các biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh:
-
Tiêm vắc-xin: Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin. Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu có mặt trong tất cả các loại vắc-xin kết hợp như: vắc-xin 3 trong 1, vắc-xin 4 trong 1,...
-
Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Duy trì vệ sinh tay sạch sẽ, đặc biệt nên vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc sau khi đến những nơi công cộng, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm.
-
Giữ vệ sinh môi trường sống: Đảm bảo không gian sinh hoạt và làm việc luôn được thông thoáng và sạch sẽ để giảm nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh. Đặc biệt, nhà ở, lớp học phải thoáng sạch và có đủ ánh sáng.
-
Tránh tiếp xúc gần với người bệnh: Hạn chế tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu hoặc có các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp. Lưu ý, khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
-
Chấp hành quy định: Người dân sống trong vùng có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc khám chữa bệnh và các chỉ định phòng bệnh của cơ sở y tế.
Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, nhiều nền tảng thương mại điện tử lớn đã triển khai dịch vụ tư vấn sức khỏe online, khách hàng được tư vấn từ các chuyên gia Dược phẩm về cách sử dụng thuốc, chẩn đoán ban đầu qua tổng đài hoặc các ứng dụng trực tuyến. Điều này không chỉ giúp người tiêu dùng tiếp cận thông tin y tế nhanh chóng mà còn đảm bảo họ có thể mua thuốc mà không cần đến tận cửa hàng.
Tìm hiểu thêm trên Nền tảng phân phối Dược phẩm trực tuyến tại Việt Nam - Pharmarket.