Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chăm sóc cá nhânChăm sóc sắc đẹpThực phẩm chức năngChăm sóc răng miệngHỗ trợ tiêu hóaSức khỏe tim mạchDụng cụ Y tếSinh lý - Nội tiết tốSức khỏe Mẹ & Bé
Quay lại

Bệnh đau đầu Migraine! Nguyên nhân & Triệu chứng

9.10.2024Bệnh

Kích thước chữ:
Đau nửa đầu Migraine rất dữ dội và dễ tái phát, có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, xuất hiện rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hiểu nguyên nhân gây bệnh và nhận ra triệu chứng của loại bệnh đau đầu này.

đau nửa đầuBệnh đau đầu Migraine 

Migraine, còn được gọi là chứng đau nửa đầu, là một loại rối loạn thần kinh mãn tính gây ra những cơn đau đầu từ vừa đến nặng. Những cơn đau thường đau theo nhịp mạch, từng cơn và đôi khi xuất hiện đau nửa đầu bên trái hoặc nửa đầu bên phải. Cơn đau nửa đầu Migraine có thể kéo dài từ 4 đến 72 giờ và có thể tái phát nhiều lần trong tuần hoặc tháng, thường gặp ở độ tuổi từ 25-55.

Nguyên nhân bệnh đau đầu Migraine

Nguyên nhân cụ thể gây ra Migraine vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng một số nguyên nhân phổ biến kích thích bệnh đau nửa đầu migraine bao gồm:

- Di truyền học

- Thay đổi hormone

- Căng thẳng và stress

- Môi trường và chế độ ăn uống

- Chế độ ăn thiếu khoa học

người bị đau nửa đầu migraine

Triệu chứng bệnh đau đầu Migraine

Triệu chứng của Migraine thường chia theo bốn giai đoạn của bệnh:

- Giai đoạn tiền triệu (Prodrome): diễn ra từ 1 đến 2 ngày trước khi cơn đau đầu xuất hiện. Các dấu hiệu bao gồm thay đổi tâm trạng, thèm ăn một số loại thực phẩm, táo bón, và cảm thấy mệt mỏi.

- Giai đoạn báo hiệu (Aura): một số người có thể trải qua hiện tượng Aura trước hoặc trong cơn đau, thường kéo dài từ 20 đến 60 phút. Các triệu chứng bao gồm rối loạn thị giác như nhìn thấy ánh sáng chớp, mất thị lực tạm thời hoặc cảm giác tê bì ở một số bộ phận trên cơ thể.

- Giai đoạn đau đầu: đây là giai đoạn chính với cơn đau nhói, thường xuất hiện ở một bên đầu nhưng có thể lan sang cả hai bên. Cơn đau có thể kèm theo buồn nôn, nôn mửa, và nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh.

- Giai đoạn phục hồi (Post-drome): sau cơn đau, người bệnh thường cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi và khó tập trung. Một số người còn trải qua cảm giác đau nhức nhẹ ở vùng đầu đã bị ảnh hưởng.

Biến chứng của đau nửa đầu Migraine 

Theo Báo cáo Sức khỏe của Trường Y Harvard, hội chứng migraine nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim lên 42% cũng như để lại nhiều biến chứng rất nguy hiểm như:

- Đau dạ dày: việc sử dụng quá mức các loại thuốc giảm đau như ibuprofen, aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể gây loét, xuất huyết tiêu hóa và đau dạ dày.

- Hội chứng Serotonin: hội chứng này gây ra các triệu chứng như lú lẫn, kích động, tiêu chảy, co giật cơ và nhịp tim tăng nhanh sẽ rất nguy hiểm.

- Động kinh: trong hoặc ngay sau một cơn đau đầu migraine tiền triệu, các cơn co giật không kiểm soát có thể xảy ra ở một phần cơ thể, khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát các cử động.

- Đột quỵ do nhồi máu tĩnh mạch: trước khi đột quỵ xảy ra, người bệnh thường có các dấu hiệu như nhìn thấy ánh sáng chớp, điểm mù hoặc cảm giác tê ngứa ở tay, mặt.

biến chứng đau nửa đầu migraine

Cách điều trị bệnh đau đầu Migraine

Để điều trị Migraine hiệu quả, cần kết hợp giữa biện pháp sử dụng thuốc và thay đổi lối sống. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến.

1. Sử dụng thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, paracetamol có thể giúp giảm đau trong cơn Migraine nhẹ. Đối với cơn đau nặng hơn, thuốc kê đơn như triptan hoặc ergotamine có thể được bác sĩ chỉ định.

2. Thuốc phòng ngừa

Nếu cơn Migraine xuất hiện thường xuyên và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, bác sĩ có thể kê các loại thuốc phòng ngừa như beta-blockers, thuốc chống trầm cảm, hoặc thuốc chống co giật.

3. Thay đổi lối sống

Người bệnh Migraine cần quản lý căng thẳng, duy trì giấc ngủ đều đặn, tránh các tác nhân gây cơn đau như ánh sáng mạnh, tiếng ồn hoặc thực phẩm kích thích.

4. Điều trị bằng phương pháp tự nhiên

phương pháp tập yoga

Một số phương pháp tự nhiên như yoga, thiền định, châm cứu, hoặc xoa bóp cũng có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng của Migraine.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Mặc dù bạn có thể đã quen với việc kiểm soát cơn đau đầu Migraine tại nhà, nhưng có những trường hợp nhất định bạn cần gặp bác sĩ ngay. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn nên đi khám càng sớm càng tốt:

- Bạn gặp ba cơn đau đầu hoặc nhiều hơn mỗi tuần.

- Cường độ hoặc tần suất cơn đau không giảm, thậm chí còn tăng lên theo thời gian.

- Bạn phải dùng thuốc giảm đau hầu như mỗi ngày để kiểm soát cơn đau.

- Sử dụng thuốc không kê đơn nhiều hơn hai đến ba lần mỗi tuần để giảm đau.

- Cơn đau đầu bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, cuộc sống gia đình hoặc các hoạt động xã hội.

Ngoài ra, nếu cơn đau đầu xuất hiện khi bạn ho, hắt hơi, căng thẳng khi đi vệ sinh hoặc sau các hoạt động thể chất mạnh, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra!

Khi nào bạn cần cấp cứu ngay lập tức?

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau, hãy tìm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức:

- Cơn đau kèm theo co giật, chóng mặt, mất thăng bằng hay ngã đột ngột.

- Tê, ngứa ran hoặc bị liệt một phần cơ thể.

- Khó nói, lẫn lộn, thay đổi tính cách và hành vi.

- Hoa mắt, nhìn mờ, xuất hiện điểm mù.

- Sốt, khó thở, cứng cổ hoặc phát ban.

- Cơn đau đủ đánh thức bạn vào ban đêm.

- Buồn nôn và nôn mửa một cách nghiêm trọng.

- Cơn đau đầu xuất hiện sau chấn thương đầu hoặc tai nạn.

Việc thăm khám bác sĩ kịp thời không chỉ giúp bạn kiểm soát cơn đau Migraine hiệu quả hơn mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Đau đầu Migraine không chỉ gây ra những cơn đau nhói khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc cũng gây ra nhiều tác dụng phụ cần lưu ý. Vậy nên, hiểu rõ nguyên nhân và nhận biết sớm các triệu chứng là điều cần thiết để quản lý tốt bệnh và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm trên Nền tảng phân phối Dược phẩm trực tuyến tại Việt Nam - Pharmarket.