Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chăm sóc cá nhânChăm sóc sắc đẹpThực phẩm chức năngChăm sóc răng miệngHỗ trợ tiêu hóaSức khỏe tim mạchDụng cụ Y tếSinh lý - Nội tiết tốSức khỏe Mẹ & Bé
Quay lại

Rối loạn thần kinh thực vật (ANSD) là gì? Triệu chứng và cách điều trị

22.10.2024Bệnh

Kích thước chữ:
Rối loạn thần kinh thực vật là một vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ và gây nguy hiểm cho cơ thể. Vậy những nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh rối loạn thần kinh thực vật là gì?

rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Rối loạn thần kinh thực vật (ANSD - Autonomic Nervous System Dysfunction) là một tình trạng rối loạn của hệ thần kinh tự chủ tức là hệ thống kiểm soát các hoạt động tự động của cơ thể như nhịp tim, huyết áp, tiêu hóa, hô hấp, điều chỉnh thân nhiệt và các chức năng khác bị ảnh hưởng.

Hệ thần kinh tự chủ có hai phần chính: hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Rối loạn thần kinh thực vật xảy ra khi  phần bị mất cân bằng hoạt động khiến các chức năng sinh lý của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng và dẫn đến nhiều biến chứng.

Nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật có thể xuất phát từ chính nó hoặc là hậu quả của nhiều bệnh lý khác, cụ thể các nguyên nhân bao gồm:

nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật

Triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật rất đa dạng, phụ thuộc vào việc hệ thần kinh bị tổn thương ảnh hưởng đến cơ quan hoặc hệ thống nào trong cơ thể, một số triệu chứng phổ biến như sau:

  • Nhịp tim không đều

  • Huyết áp không ổn định

  • Đổ mồ hôi bất thường

  • Mệt mỏi liên tục

  • Khó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể

  • Tiêu chảy

mệt mỏi liên tục

Các biến chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Nếu không được điều trị, rối loạn thần kinh thực vật có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện có thể kể đến như:

  • Hệ tim mạch

Rối loạn thần kinh thực vật có thể dẫn đến huyết áp không ổn định, làm tăng nguy cơ đột quỵ và các bệnh về tim mạch. Nếu không được điều trị kịp thời, các vấn đề này có thể dẫn đến suy tim đặc biệt là ở những người có tiền sử bệnh tim.

  • Hệ tiêu hóa

Rối loạn thần kinh thực vật làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu và buồn nôn. Tình trạng táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy kéo dài cũng là hậu quả phổ biến do ruột không được điều chỉnh nhịp nhàng. 

hệ tiêu hóa

  • Hệ hô hấp

Hệ hô hấp cũng bị ảnh hưởng bởi rối loạn thần kinh thực vật với biến chứng là thở khó khăn hoặc thở không đều. Tình trạng này có thể trầm trọng hơn khi bệnh nhân có các bệnh lý hô hấp như hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

  • Hệ tiết niệu

Rối loạn thần kinh thực vật gây ra nhiều vấn đề trong việc kiểm soát bàng quang, bao gồm tiểu tiện không tự chủ hoặc bí tiểu. Người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn tiểu hoặc không thể tiểu hết bàng quang, dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

  • Hệ sinh dục

Cả nam và nữ đều có thể trải qua các biến chứng thần kinh ảnh hưởng đến sự kích thích và phản ứng cơ thể. Các vấn đề về sinh sản có thể phát sinh, đặc biệt là khi rối loạn thần kinh này kéo dài và không được điều trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật thường phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

  • Sử dụng thuốc: sử dụng các loại thuốc điều chỉnh huyết áp và nhịp tim, thuốc điều trị triệu chứng tiêu hóa, thuốc chống trầm cảm và lo âu.
  • Liệu pháp vật lý: người bệnh có thể điều trị bằng các phương pháp phục hồi chức năng và tập luyện thể dục.
  • Thay đổi lối sống: điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng và quản lý căng thẳng.
  • Điều trị các bệnh lý nền: nếu rối loạn thần kinh thực vật là do các bệnh lý nền thì việc điều trị các bệnh này là vô cùng quan trọng để kiểm soát và ngăn ngừa tiến triển của rối loạn.

Vậy làm cách nào để phòng tránh bệnh rối loạn thần kinh thực vật?

Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa hoàn toàn rối loạn thần kinh thực vật, nhưng có một số biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và kiểm soát triệu chứng:

  • Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn

  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng 

  • Tránh căng thẳng kéo dài

  • Đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ

  • Không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích

tập thể dục đều đặn

Có thể thấy, khi hiểu rõ về rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh sẽ chủ động hơn trong việc kiểm soát bệnh. Đối với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần được thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Mỗi người cần duy trì một lối sống lành mạnh, tuân thủ lịch khám bệnh định kỳ, tránh gặp phải căng thẳng để hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để nhận được tư vấn cụ thể và chính xác nhất, vui lòng liên hệ trực tiếp với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên gia y tế. Xem thêm