Rối loạn nhịp tim là gì? Triệu chứng, nguy cơ và cách điều trị
Rối loạn nhịp tim là gì?
Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp đập của tim không đều, có thể quá nhanh (nhịp tim nhanh), quá chậm (nhịp tim chậm) hoặc bất thường. Thông thường, nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi dao động từ 60-100 lần mỗi phút. Tuy nhiên, khi có rối loạn nhịp, nhịp đập này bị thay đổi, khiến tim không thể bơm máu hiệu quả đến các cơ quan trong cơ thể.
Có nhiều loại rối loạn nhịp tim, bao gồm:
-
Nhịp tim nhanh: Khi nhịp tim trên 100 lần/phút.
-
Nhịp tim chậm: Khi nhịp tim dưới 60 lần/phút.
-
Rung nhĩ: Nhịp đập không đều do rối loạn tín hiệu trong buồng nhĩ.
-
Rung thất: Nhịp đập nhanh và hỗn loạn tại buồng thất, có thể gây ngừng tim đột ngột.
Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố bệnh lý và thói quen sinh hoạt. Một số nguyên nhân phổ biến gồm:
-
Bệnh tim mạch: Bệnh động mạch vành, suy tim, bệnh van tim hoặc nhồi máu cơ tim có thể làm hư hại mô tim, gây ra rối loạn nhịp.
-
Cao huyết áp: Huyết áp cao làm tăng áp lực lên tim, khiến cơ tim dày lên và gây rối loạn nhịp tim.
-
Rối loạn điện giải: Mất cân bằng các chất điện giải như kali, canxi, và magiê có thể làm rối loạn nhịp tim.
-
Bệnh lý tuyến giáp: Các bệnh như cường giáp hoặc suy giáp đều có thể ảnh hưởng đến nhịp tim.
-
Yếu tố di truyền: Một số người có khuynh hướng mắc bệnh rối loạn nhịp tim do di truyền.
-
Thói quen xấu: Hút thuốc lá, tiêu thụ nhiều caffeine hoặc rượu bia và căng thẳng cũng là các yếu tố góp phần gây rối loạn nhịp tim.
Triệu chứng của bệnh rối loạn nhịp tim
Triệu chứng của rối loạn nhịp tim có thể xuất hiện thoáng qua hoặc kéo dài, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Các triệu chứng điển hình bao gồm:
-
Tim đập nhanh hoặc mạnh
-
Hụt hơi
-
Chóng mặt và hoa mắt, tối sầm mắt
-
Đau ngực
-
Ngất xỉu
-
Vã mồ hôi
-
Gần ngất hoặc ngất
-
Mệt đừ
Đối tượng nguy cơ của bệnh rối loạn nhịp tim
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn nhịp tim bao gồm:
-
Người lớn tuổi
-
Người có tiền sử bệnh tim mạch
-
Người có lối sống không lành mạnh, sử dụng các chất kích thích
-
Người bị rối loạn nội tiết
-
Người có tiền sử gia đình bị các bệnh về tim mạch
Các biện pháp điều trị bệnh rối loạn nhịp tim
Điều trị rối loạn nhịp tim phụ thuộc vào loại rối loạn và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các phương pháp điều trị thường được áp dụng bao gồm:
Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị và kiểm soát rối loạn nhịp tim bao gồm:
-
Thuốc chống rối loạn nhịp: Các loại thuốc như amiodarone, sotalol và flecainide có tác dụng điều chỉnh nhịp tim, giúp giảm triệu chứng.
-
Thuốc chẹn beta: Giúp giảm nhịp tim và giảm nguy cơ rối loạn nhịp.
-
Thuốc chẹn kênh canxi: Diltiazem và verapamil là các thuốc giúp kiểm soát nhịp tim ở bệnh nhân rối loạn nhịp.
-
Thuốc chống đông máu: Dùng cho các trường hợp rung nhĩ để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, giúp ngăn ngừa đột quỵ.
Các biện pháp can thiệp y học
Trong một số trường hợp, các phương pháp can thiệp được thực hiện để khôi phục nhịp tim trở lại bình thường:
-
Sốc điện tim: Được sử dụng khi bệnh nhân bị rối loạn nhịp nghiêm trọng. Bác sĩ sử dụng một cú sốc điện để đặt lại nhịp tim về bình thường.
-
Thủ thuật cấy máy tạo nhịp: Đối với các trường hợp nhịp tim quá chậm, bác sĩ có thể cấy ghép thiết bị tạo nhịp tim vào ngực bệnh nhân để điều chỉnh nhịp tim.
-
Cắt đốt điện: Đối với các loại rối loạn nhịp tái phát, bác sĩ có thể sử dụng sóng tần số cao để tiêu diệt mô tim gây ra rối loạn nhịp, ngăn ngừa triệu chứng tái phát.
Phẫu thuật
Trong các trường hợp rối loạn nhịp tim nghiêm trọng không thể điều trị bằng thuốc hay các phương pháp khác, phẫu thuật có thể là lựa chọn cuối cùng. Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến là:
-
Phẫu thuật Maze: Bác sĩ tạo các đường cắt trong buồng tim để ngăn chặn dòng điện bất thường gây rối loạn nhịp.
-
Phẫu thuật van tim: Đối với các trường hợp rối loạn nhịp do van tim bị hẹp hoặc không đóng kín.
Dưới đây là danh sách các bệnh viện hỗ trợ phẫu thuật tim đứng đầu cả nước về chất lượng và dịch vụ:
-
Bệnh viện Đại học y Hà Nội
-
Viện tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai
-
Bệnh viện tim Hà Nội
-
Bệnh viện E
-
Viện tim Tâm Đức - TPHCM
-
Trung tâm tim mạch - Bệnh viện Trung ương Huế
-
Khoa tim mạch - Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An
-
Khoa tim mạch lồng ngực - Bệnh viện Việt Đức
-
Viện tim mạch - Viện Quân đội Trung ương 108
-
Bệnh viện tim thành phố Hồ Chí Minh
Phương pháp phòng ngừa bệnh rối loạn nhịp tim
Phòng ngừa rối loạn nhịp tim hiệu quả bao gồm việc duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và thường xuyên kiểm tra sức khỏe. Một số biện pháp phòng ngừa rối loạn nhịp tim bao gồm:
-
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
-
Kiểm soát căng thẳng
-
Tránh thuốc lá và rượu bia
-
Luyện tập thể dục thường xuyên
-
Kiểm soát đường máu, lipid máu
Rối loạn nhịp tim là một bệnh lý tim mạch nghiêm trọng nhưng có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Việc tuân thủ điều trị, thay đổi lối sống và duy trì sức khỏe tổng thể là chìa khóa giúp bạn phòng ngừa và bảo vệ tim mạch khỏe mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tìm hiểu thêm trên Nền tảng phân phối Dược phẩm trực tuyến tại Việt Nam - Pharmarket.