Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chăm sóc cá nhânChăm sóc sắc đẹpThực phẩm chức năngChăm sóc răng miệngHỗ trợ tiêu hóaSức khỏe tim mạchDụng cụ Y tếSinh lý - Nội tiết tốSức khỏe Mẹ & Bé
Quay lại

Xuất huyết dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

14.11.2024Bệnh

Kích thước chữ:
Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu trong dạ dày do loét, viêm hoặc các bệnh lý khác, có thể gây nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Việc hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe dạ dày của bạn. Hãy cùng Pharmarket tìm hiểu chi tiết để nhận biết rõ về bệnh nhé!

xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là bệnh gì?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu, kèm theo hiện tượng nôn ra máu, đi ngoài ra máu ở người bệnh. Đây là một biến chứng cấp nguy hiểm liên quan đến các bệnh lý về dạ dày.

Xuất huyết dạ dày là bệnh rất nguy hiểm có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Hơn nữa, vết thương này nếu không cầm máu kịp thời có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nam giới mắc bệnh xuất huyết dạ dày nhiều hơn nữ giới. Nhóm tuổi từ 20 – 50 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất. Ngoài ra, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus.

Nguyên nhân gây nên xuất huyết dạ dày 

Những nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày phổ biến nhất có thể kể đến là:

nguyên nhân xuất huyết dạ dày

  • Viêm loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất huyết dạ dày. 

  • Rượu bia ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày, gây xuất huyết dạ dày.

  • Ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ làm kích thích và ảnh hưởng đến dạ dày.

  • Thuốc kháng sinh giúp điều trị một số bệnh nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, lại gây tác dụng phụ trực tiếp lên dạ dày. 

  • Ung thư dạ dày là nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày do niêm mạc dạ dày yếu đi dễ bị tổn thương.

  • Bệnh gan nặng có thể gây xuất huyết dạ dày.

  • Giãn mạch thực quản khiến cho niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương nặng dẫn đến xuất huyết dạ dày kèm theo nôn mửa

  • Căng thẳng trong thời gian dài sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi. Từ đó dịch vị tiết ra nhiều hơn và không thể kiểm soát được. 

  • Túi thừa là những túi nhỏ thừa ra trong đường tiêu hóa. Nếu những túi này bị viêm hoặc nhiễm trùng sẽ có nguy cơ chảy máu dạ dày.

  • Bệnh viêm ruột bao gồm viêm kết tràng, trực tràng và niêm mạc đường tiêu hóa. Niêm mạc dạ dày bị viêm kéo dài dẫn đến chảy máu.

Triệu chứng bệnh xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là một bệnh rối loạn tiêu hóa rất nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm. Nếu bạn có những triệu chứng, dấu hiệu chảy máu dạ dày sau đây, hãy đi khám ngay lập tức.

  • Thay đổi sắc tố da: Khi bị xuất huyết dạ dày, quá trình tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể bị ảnh hưởng. Đây là lý do khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao, nhợt nhạt…

triệu chứng xuất huyết dạ dày

  • Buồn nôn, nôn ra máu: Đây là những dấu hiệu xuất huyết dạ dày thường gặp nhất dù nặng hay nhẹ. Bệnh nhân có thể nôn ra máu đỏ tươi hoặc đen
  • Đau bụng trên: Cơn đau có thể lan khắp vùng bụng khiến bụng cứng lại và cơ thể mệt mỏi, đổ mồ hôi, đau dữ dội dẫn đến da tái nhợt và nôn ra máu...
  • Đi ngoài: Người bị xuất huyết dạ dày có thể đi ngoài lẫn máu hoặc phân đen, phân có màu sẫm
  • Thiếu máu: Nếu bạn có máu trong phân hoặc thường xuyên nôn ra máu, cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng sẽ dễ dẫn đến nôn ra máu. Thiếu máu có thể được nhận biết qua nhiều triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, huyết áp thấp, đổ mồ hôi…

Phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày

Điều trị xuất huyết dạ dày tùy thuộc vào mức độ chảy máu và nguyên nhân gây ra. Các phương pháp điều trị phổ biến, bao gồm.

Điều trị cấp cứu

  • Bù dịch và máu: truyền dịch và máu để bù lại lượng máu đã mất và ổn định huyết áp

  • Thuốc cầm máu: sử dụng các loại thuốc như thuốc ức chế bơm proton (PPI) để giảm axit, giúp cầm máu và bảo vệ niêm mạc dạ dày

  • Thở oxy: đảm bảo cung cấp đủ oxy nếu người bệnh có dấu hiệu thiếu máu nặng

Nội soi cầm máu

  • Phương pháp nội soi là phương pháp điều trị hiệu quả trong trường hợp chảy máu do loét dạ dày

  • Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp như kẹp, đốt điện, hoặc tiêm thuốc cầm máu trực tiếp vào vị trí xuất huyết

Dùng thuốc

  • Thuốc giảm tiết axit: sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) và thuốc kháng histamin H2 để giảm tiết axit, tạo điều kiện cho niêm mạc dạ dày hồi phục

  • Thuốc kháng sinh: nếu xuất huyết dạ dày do nhiễm khuẩn H. pylori, người bệnh sẽ được điều trị bằng phác đồ kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn

Phẫu thuật

  • Phẫu thuật thường chỉ định khi các phương pháp trên không hiệu quả hoặc trong trường hợp chảy máu quá nặng, vết loét quá lớn hoặc có biến chứng.

  • Phẫu thuật có thể bao gồm khâu lại vết loét, cắt bỏ phần niêm mạc bị loét, hoặc thắt mạch máu bị tổn thương

phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày

Cách phòng ngừa xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là một tình trạng nguy hiểm nên bạn cần phải phòng ngừa trước khi bệnh xảy ra để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Để phòng ngừa xuất huyết dạ dày hiệu quả, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Thực hiện ăn chín uống sôi và tiêu thụ những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa

  • Hạn chế những thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ

  • Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia, nước ngọt có ga

  • Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm

  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn để tăng sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể

  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài

  • Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để cơ thể luôn khỏe mạnh

  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần và bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu có những biểu hiện bất thường

cách phòng ngừa xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là một tình trạng nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Để giảm thiểu nguy cơ, mỗi người nên chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe dạ dày thông qua lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ và tránh các yếu tố kích thích như rượu bia, thuốc lá. Đồng thời, việc thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn, từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả và bảo vệ dạ dày khỏi những tổn thương nghiêm trọng.

Tìm hiểu thêm trên Nền tảng phân phối Dược phẩm trực tuyến tại Việt Nam - Pharmarket.