Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chăm sóc cá nhânChăm sóc sắc đẹpThực phẩm chức năngChăm sóc răng miệngHỗ trợ tiêu hóaSức khỏe tim mạchDụng cụ Y tếSinh lý - Nội tiết tốSức khỏe Mẹ & Bé
Quay lại

Viêm dạ dày vi khuẩn H. pylori là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

12.11.2024Bệnh

Kích thước chữ:
Viêm loét dạ dày do vi khuẩn H. pylori là tình trạng phổ biến gây đau bụng, khó tiêu và buồn nôn. Vi khuẩn H. pylori tấn công niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm và loét. Hãy cùng Pharmarket tìm hiểu chi tiết để nhận biết rõ về bệnh nhé!

viêm dạ dày do vi khuẩn HP

Viêm dạ dày vi khuẩn H. pylori là gì?

Viêm dạ dày do vi khuẩn H. pylori (Helicobacter pylori - HP) là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, xảy ra khi vi khuẩn H. pylori xâm nhập và gây viêm nhiễm niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn này có khả năng sống trong môi trường axit của dạ dày và làm tổn thương lớp bảo vệ niêm mạc, dẫn đến tình trạng viêm hoặc loét dạ dày.

Nguyên nhân viêm dạ dày vi khuẩn H. pylori

Nguyên nhân gây viêm dạ dày do vi khuẩn H. pylori chủ yếu là do sự xâm nhập và sinh trưởng của vi khuẩn Helicobacter pylori trong niêm mạc dạ dày. Các yếu tố gây nhiễm trùng H. pylori bao gồm.

nguyên nhân viêm dạ dày do vi khuẩn HP

  • Lây qua đường miệng: H. pylori có thể lây lan qua thực phẩm,  nước uống bị nhiễm vi khuẩn, qua tiếp xúc với người bị nhiễm khi chia sẻ đồ ăn, đồ uống, hoặc tiếp xúc với nước bọt của người bệnh

  • Điều kiện vệ sinh kém: Những nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo, đặc biệt ở những khu vực có mức độ ô nhiễm cao, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn này phát triển và lây lan

  • Tiếp xúc với người bị nhiễm: Vi khuẩn này có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với người mang vi khuẩn, nhất là trong gia đình, môi trường sống chung

  • Sự thay đổi trong môi trường dạ dày: Vi khuẩn H. pylori có thể sinh sống trong môi trường axit của dạ dày nhờ khả năng sản sinh ra urease, một enzyme giúp nó phá vỡ axit, tạo ra môi trường ít axit hơn để bảo vệ bản thân. Điều này làm giảm khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, dễ dẫn đến viêm

  • Yếu tố di truyền và miễn dịch: Một số người có thể có nguy cơ nhiễm H. pylori cao hơn do yếu tố di truyền, hệ miễn dịch yếu, khiến cơ thể không thể tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả

Triệu chứng viêm dạ dày vi khuẩn H. pylori

Niêm mạc dạ dày đóng vai trò là lớp màng để bảo vệ dạ dày. Khi có mặt của H. pylori trong dạ dày, chúng sẽ tấn công vào lớp niêm mạc này. Tình trạng tổn thương ngày càng nghiêm trọng sẽ gây viêm, loét, nhiễm trùng, chảy máu,... Khi đó, dấu hiệu của viêm loét dạ dày tá tràng sẽ bắt đầu biểu hiện. Các triệu chứng này có thể xuất hiện vài phút hoặc kéo dài hàng giờ.

  • Chán ăn

  • Buồn nôn, nôn mửa

  • Ợ hơi

  • Sình bụng

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân

  • Đau bụng hoặc nóng rát ở bụng, dạ dày, nhất là lúc bụng rỗng

  • Đi tiêu có phân đen khi dạ dày bị chảy máu

triệu chứng viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP

Nếu xuất hiện các tình trạng sau, bệnh nhân nên đến thăm khám bác sĩ ngay.

  • Khó thở

  • Nôn ra máu

  • Phân có máu, màu đỏ sẫm hoặc màu đen giống như bã cà phê

  • Mệt mỏi không rõ lý do

  • Chóng mặt, ngất xỉu do tình trạng thiếu máu, cơn đau nặng

  • Da nhợt nhạt do tình trạng thiếu máu mãn tính hoặc thiếu máu cấp tính do chảy máu

Phương pháp điều trị viêm dạ dày vi khuẩn H. pylori

Phương pháp điều trị viêm dạ dày do vi khuẩn H. pylori chủ yếu bao gồm phác đồ điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc ức chế axit dạ dày. Mục tiêu của điều trị là tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm và giúp niêm mạc dạ dày lành lại. Các phương pháp điều trị cụ thể bao gồm.

Phác đồ kháng sinh 

  • Triple therapy: Đây là phác đồ phổ biến nhất, bao gồm ba loại thuốc ( hai loại kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton (PPI) )

  • Quadruple therapy: Nếu phác đồ triple không hiệu quả hoặc có sự kháng thuốc, phác đồ quadruple có thể được sử dụng với kháng sinh, bismuth subsalicylate, PPI

Thuốc ức chế axit dạ dày

  • Omeprazole hoặc Lansoprazole giúp giảm sản xuất axit dạ dày, giúp giảm viêm và tạo điều kiện cho thuốc kháng sinh phát huy hiệu quả tốt hơn

  • H2 receptor antagonists (như Ranitidine, Famotidine) cũng có thể được sử dụng trong một số trường hợp, mặc dù PPI hiệu quả hơn

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

  • Bismuth subsalicylate (có trong thuốc như Pepto-Bismol) giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ giảm viêm

Cách phòng ngừa viêm dạ dày vi khuẩn H. pylori

Để có thể phòng ngừa viêm dạ dày vi khuẩn H. pylori chúng ta cần phải thực hiện các cách sau.

chế độ dinh dưỡng

  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, hạn chế ăn ở các hàng quán, vỉa hè, không ăn thực phẩm ôi thiu, hỏng…

  • Giữ vệ sinh trong chế biến thức ăn dùng nguồn nước sạch trong chế biến, dụng cụ nhà bếp sạch sẽ…

  • Ăn chín, uống sôi

  • Dinh dưỡng đầy đủ carbohydrate, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất và nước…

  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy cơ thể thải độc, trong đó có vi khuẩn HP

  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng tâm lý

  • Thăm khám tiêu hóa định kỳ

  • Chủ động bảo vệ bản thân khi sống chung với người mắc bệnh HP

  • Không hút thuốc, kiểm soát căng thẳng, hạn chế rượu bia và các thực phẩm cay nóng… sẽ giúp vết loét chóng lành, giảm đau, phòng ngừa biến chứng

Viêm dạ dày do vi khuẩn H. pylori là bệnh lý phổ biến gây viêm,  tổn thương niêm mạc dạ dày, có thể dẫn đến loét dạ dày và các biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Để phòng ngừa, cần duy trì vệ sinh cá nhân tốt, ăn uống an toàn và điều trị kịp thời khi có triệu chứng. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe dạ dày của mình để có một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.

Tìm hiểu thêm trên Nền tảng phân phối Dược phẩm trực tuyến tại Việt Nam - Pharmarket.