Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chăm sóc cá nhânChăm sóc sắc đẹpThực phẩm chức năngChăm sóc răng miệngHỗ trợ tiêu hóaSức khỏe tim mạchDụng cụ Y tếSinh lý - Nội tiết tốSức khỏe Mẹ & Bé
Quay lại

Viêm teo dạ dày là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

12.11.2024Bệnh

Kích thước chữ:
Viêm teo dạ dày là tình trạng viêm mạn tính gây thoái hóa niêm mạc dạ dày, giảm khả năng tiêu hóa. Bệnh có thể mắc phải do nhiều nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Hãy cùng Pharmarket tìm hiểu chi tiết để nhận biết rõ về bệnh nhé!

viêm teo dạ dày

Viêm teo dạ dày là bệnh gì?

Viêm teo dạ dày (Atrophic Gastritis) là một bệnh lý viêm mạn tính ở niêm mạc dạ dày, dẫn đến sự thoái hóa và mất dần các tế bào niêm mạc. Tình trạng này làm giảm khả năng sản xuất axit dạ dày và các enzym tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. 

Bệnh có thể kéo dài mà không có triệu chứng rõ rệt, nhưng khi tiến triển có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Nguyên nhân viêm teo dạ dày

  • Nhiễm vi khuẩn H. pylori, vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc dạ dày, gây viêm và làm tổn thương các tế bào của niêm mạc. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm H. pylori có thể dẫn đến viêm teo dạ dày

  • Rối loạn tự miễn (viêm teo dạ dày tự miễn) trong một số trường hợp, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào sản xuất axit trong dạ dày, gây tổn thương và thoái hóa các tế bào niêm mạc dạ dày. Điều này làm giảm sản xuất axit dạ dày, dẫn đến viêm teo dạ dày

  • Thiếu vitamin B12

Triệu chứng viêm teo dạ dày 

Ở giai đoạn đầu của bệnh, viêm teo niêm mạc dạ dày thường không xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào nên trong hầu hầu hết các trường hợp, người bệnh chỉ phát hiện bản thân đã mắc bệnh lý viêm teo niêm mạc dạ dày đã tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Vì vậy, việc xác định viêm teo niêm mạc dạ dày có chữa khỏi không còn phụ thuộc vào các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng như thế nào.

triệu chứng viêm teo dạ dày

  • Đau hoặc khó chịu vùng thượng vị

  • Chán ăn và cảm giác no sớm

  • Đầy bụng, khó tiêu và ợ nóng

  • Buồn nôn và nôn

  • Mệt mỏi, suy nhược

  • Thiếu máu (do thiếu vitamin B12 và sắt)

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân

  • Khó tiêu

  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài

  • Hơi thở có mùi hôi

  • Sự thay đổi trong thói quen đi tiêu

Phương pháp điều trị viêm teo dạ dày 

Phương pháp điều trị viêm teo dạ dày (Atrophic Gastritis) nhằm mục đích giảm triệu chứng, ngừng tiến triển của bệnh, cải thiện chức năng dạ dày và ngăn ngừa các biến chứng như thiếu hụt dưỡng chất hay ung thư dạ dày. Dưới đây là các phương pháp điều trị chính.

  • Trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn HP gây nên thì các phương pháp điều trị chủ yếu là loại bỏ vi khuẩn có trong dạ dày bằng kháng sinh. Tuy nhiên, người bệnh có thể chỉ định dùng các thuốc trung hòa axit hoặc giảm nồng độ dạ dày để giúp mau lành vết thương

  • Trường hợp bệnh nhân bị viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn thì người bệnh sẽ được điều trị bằng cách thêm vitamin B12 cho cơ thể. Lượng vitamin này có thể bổ sung thông qua những thực phẩm ăn uống. Bên cạnh đó người bệnh cần bổ sung sắt để tránh tình trạng thiếu máu xảy ra

Cách phòng ngừa viêm teo dạ dày 

Phòng ngừa viêm teo dạ dày là một vấn đề quan trọng. Việc thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa hiệu quả.

Chế độ ăn uống lành mạnh

  • Tránh thực phẩm kích thích

  • Ăn thực phẩm dễ tiêu hóa.

  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ

  • Ăn thực phẩm giàu vitamin B12, sắt và folate 

chế độ ăn uống

Tránh sử dụng thuốc không cần thiết

  • Hạn chế dùng thuốc ức chế axit dạ dày lâu dài nếu sử dụng quá lâu có thể làm thay đổi môi trường axit trong dạ dày, gây tổn thương niêm mạc và dẫn đến viêm teo dạ dày. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này lâu dài

  • Tránh lạm dụng thuốc giảm đau NSAIDs 

Không hút thuốc và hạn chế uống rượu

  • Hút thuốc lá làm tăng sản xuất axit dạ dày và làm giảm khả năng phục hồi của niêm mạc dạ dày. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn H. pylori gây viêm teo dạ dày

  • Uống rượu gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm tăng nguy cơ viêm loét, viêm teo dạ dày

Quản lý stress

  • Stress kéo dài có thể làm tăng mức độ axit trong dạ dày và gây viêm dạ dày mạn tính. Các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, các bài tập thể dục nhẹ nhàng để giảm căng thẳng

  • Ngủ đủ giấc và duy trì lối sống lành mạnh giảm tác động tiêu cực của stress đối với sức khỏe tiêu hóa

Khám sức khỏe định kỳ

  • Nếu có tiền sử gia đình mắc các bệnh về dạ dày hoặc có triệu chứng tiêu hóa bất thường (như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu), hãy đến bác sĩ để kiểm tra. Việc phát hiện sớm các vấn đề dạ dày giúp điều trị kịp thời và giảm nguy cơ mắc viêm teo dạ dày

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

  • Ngủ đủ giấc và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể phục hồi và làm giảm căng thẳng. Giấc ngủ sâu cũng giúp giảm mức độ viêm và hỗ trợ hệ miễn dịch

cách phòng ngừa viêm teo dạ dày

Tìm hiểu thêm trên Nền tảng phân phối Dược phẩm trực tuyến tại Việt Nam - Pharmarket.