Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chăm sóc cá nhânChăm sóc sắc đẹpThực phẩm chức năngChăm sóc răng miệngHỗ trợ tiêu hóaSức khỏe tim mạchDụng cụ Y tếSinh lý - Nội tiết tốSức khỏe Mẹ & Bé
Quay lại

Viêm phế quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

7.11.2024Bệnh

Kích thước chữ:
Viêm phế quản là bệnh hô hấp phổ biến, xảy ra khi ống phế quản bị viêm, gây ho, thở khò khè, và tức ngực. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh tốt hơn. Hãy cùng Pharmarket tìm hiểu chi tiết để nhận biết rõ về bệnh nhé!

viêm phế quản

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm ở lớp niêm mạc của ống phế quản, là đường dẫn khí trong phổi. Khi bị viêm phế quản, đường thở trở nên sưng và tiết ra nhiều dịch nhầy, gây khó khăn cho việc thở.

Có hai loại viêm phế quản chính.

  • Viêm phế quản cấp tính: Là tình trạng viêm phế quản diễn ra trong thời gian ngắn, thường kéo dài vài tuần. Thường do nhiễm virus gây cảm cúm gây ra và có thể tự khỏi.

  • Viêm phế quản mãn tính: Là tình trạng viêm kéo dài hoặc tái phát nhiều lần. Bệnh có xu hướng tái phát liên tục, làm kích ứng niêm mạc ống phế quản và gây ho kéo dài.

Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản

 Viêm phế quản cấp tính

 Viêm phế quản cấp tính thường kéo dài ngắn hạn và chủ yếu do các tác nhân bên ngoài gây ra.

  • Phần lớn các trường hợp viêm phế quản cấp tính là do virus gây cảm lạnh hoặc cúm (như rhinovirus, virus cúm). Virus tấn công và gây viêm ở niêm mạc phế quản, khiến đường thở bị kích thích, sưng viêm.

  • Nhiễm khuẩn mặc dù hiếm gặp hơn, nhưng một số vi khuẩn có thể gây ra viêm phế quản cấp tính, đặc biệt là khi người bệnh có hệ miễn dịch yếu hoặc đang mắc nhiễm trùng đường hô hấp.

  • Hít phải khói bụi, khí thải hoặc chất hóa học trong thời gian ngắn gây kích ứng niêm mạc phế quản, dẫn đến viêm phế quản cấp tính.

  • Một số dị ứng do phấn hoa, lông thú, hoặc nấm mốc gây kích ứng đường hô hấp, dẫn đến viêm phế quản cấp tính, đặc biệt ở những người có tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn.

nguyên nhân bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính thường do các yếu tố kích thích và tổn thương đường thở trong thời gian dài.

  • Hút thuốc lá, tiếp xúc lâu dài với khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản mãn tính. Các hóa chất trong khói thuốc làm tổn thương niêm mạc phế quản, gây viêm nhiễm kéo dài.

  • Sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm (bụi bẩn, khói công nghiệp, khí độc) trong thời gian dài có thể làm tổn thương niêm mạc phế quản và gây viêm mãn tính.

  • Người làm việc trong môi trường tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, như sản xuất hóa chất, công nghiệp luyện kim, hay xây dựng, dễ mắc viêm phế quản mãn tính do hít phải các chất độc hại.

  • Một số người có cơ địa hoặc tiền sử gia đình dễ bị bệnh phổi hoặc hen suyễn cũng có nguy cơ cao mắc viêm phế quản mãn tính.

Triệu chứng của viêm phế quản

 Triệu chứng phổ biến nhất là khó chịu, ho thường có đờm. Ở 50% số người, cơn ho kéo dài dưới ba tuần, nhưng ở 25% người bệnh có thể kéo dài hơn 1 tháng. Màu sắc của đờm có thể trong, vàng hoặc xanh lá cây.  Tuy nhiên, điều này không dự đoán được liệu nhiễm trùng là do virus hay vi khuẩn. Đôi khi đờm có thể có lẫn máu. Viêm phế quản cấp tính thường phát triển trong vòng một tuần sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm.

triệu chứng bệnh viêm phổi

Các triệu chứng khác có thể bao gồm.

  • Thở khò khè

  • Tức ngực

  • Hụt hơi

  • Viêm họng hoặc rát bỏng sau xương ức, cảm giác này tăng lên khi ho

  • Ho khan, ho từng cơn, dai dẳng. Có thể khàn tiếng

  • Nghẹt mũi

  • Đau đầu, đau mỏi lưng, đau ngực

  • Sốt nhẹ (không phổ biến)

  • Cảm thấy mệt mỏi, biếng ăn

Điều trị viêm phế quản

Đối với trường hợp viêm phế quản cấp tính trong hầu hết các trường hợp, thường tự khỏi trong vòng vài tuần mà không cần điều trị. Trong thời gian chờ đợi,  nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều.

Đối với trường hợp viêm phế quản mãn tính các triệu chứng có thể kéo dài hơn nhiều. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 3 tháng trong năm và ít nhất 2 năm liên tiếp, từ viêm phế quản cấp tính chuyển biến thành viêm phế quản mạn tính. 

Không có cách chữa khỏi bệnh viêm phế quản mạn tính, nhưng một số thay đổi lối sống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng, chẳng hạn như ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục vừa phải kèm tránh hút thuốc lá. 

Làm theo lời khuyên, khuyến cáo của bác sĩ và dùng thuốc kê đơn đúng cách.

 Cách phòng ngừa viêm phế quản

 Để phòng ngừa viêm phế quản hiệu quả, dưới đây là các cách để ngăn ngừa bệnh.

 cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản

  • Tránh hút thuốc và tránh xa khói thuốc
  • Hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm không khí
  • Giữ vệ sinh cá nhân tốt
  • Tiêm phòng cúm và viêm phổi
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt trong mùa lạnh
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh
  • Duy trì môi trường sống sạch sẽ
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Uống đủ nước

Viêm phế quản là bệnh lý hô hấp phổ biến nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát được nếu hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, các phương pháp điều trị phù hợp. Bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, bảo vệ đường hô hấp khỏi các tác nhân kích thích, tăng cường hệ miễn dịch, chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc viêm phế quản và các biến chứng về sau. Nếu gặp triệu chứng nghiêm trọng, kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời, nhằm bảo vệ sức khỏe phổi và chất lượng cuộc sống tốt nhất.

Tìm hiểu thêm trên Nền tảng phân phối Dược phẩm trực tuyến tại Việt Nam - Pharmarket.