Hen suyễn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Hen suyễn là gì?
Hen suyễn là tình trạng đường thở bị thu hẹp, sưng lên và có thể tăng tiết chất nhầy. Điều này có thể gây khó thở và gây ho, phát ra tiếng rít (thở khò khè) khi bạn thở ra và khó thở.
Bệnh hen suyễn có thể gây rắc rối với một số người nhưng lại là một vấn đề lớn cản trở các hoạt động hàng ngày và có thể dẫn đến cơn hen suyễn đe dọa tính mạng đối với những người bị mắc bệnh.
Chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh, thăm khám sức khỏe và xét nghiệm chức năng phổi. Qua đó người bệnh có thể kiểm soát được tình trạng bệnh, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nguyên nhân dẫn đến hen suyễn
Yếu tố di truyền
Nếu gia đình có người mắc hen suyễn, dị ứng nguy cơ các thành viên khác trong gia đình mắc bệnh rất cao.
Dị ứng với các chất kích thích
Dị ứng với phấn hoa, lông động vật, bụi, nấm mốc, thậm chí một số thực phẩm là những nguyên nhân phổ biến gây ra hen suyễn. Những chất này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm kích thích đường thở, gây khó thở và các triệu chứng hen suyễn khác.
Ô nhiễm môi trường
Môi trường ô nhiễm, đặc biệt là ở các khu đô thị, khu vực có công nghiệp phát triển, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, bao gồm hen suyễn. Khói bụi và hóa chất từ các phương tiện giao thông, nhà máy làm cho bệnh hen suyễn khó lường,càng thêm nguy hiểm cho người bệnh gây viêm đường thở.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Nhiễm khuẩn hô hấp, như cảm lạnh, viêm phổi hoặc viêm họng, có thể khiến đường thở dễ bị viêm và tổn thương, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Những bệnh này làm đường thở nhạy cảm hơn, dễ bị tác động và gây ra hen suyễn.
Khói thuốc lá
Khói thuốc lá, bao gồm cả khói thuốc thụ động, là một tác rất lớn nhân lớn dẫn đến hen suyễn. Các hóa chất độc hại trong khói thuốc gây kích ứng đường thở, làm chúng bị viêm và gây ra các cơn hen.
Đặc biệt, người mẹ hút thuốc lá khi mang thai có nguy cơ sinh con mắc bệnh hen suyễn cao hơn những người bình thường.
Triệu chứng của hen suyễn
Các triệu chứng hen suyễn khác nhau ở mỗi người. Bệnh nhân có thể lên cơn hen suyễn không thường xuyên, chỉ có triệu chứng vào những thời điểm nhất định hoặc có triệu chứng mọi lúc.
Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp
-
Khó thở
-
Tức ngực hoặc đau.
-
Thở khò khè khi thở ra, là dấu hiệu phổ biến của bệnh hen suyễn ở trẻ em.
-
Khó ngủ do khó thở, ho, thở khò khè.
-
Các cơn ho, thở khò khè trở nên tồi tệ hơn do virus đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm.
Các dấu hiệu cho thấy bệnh hen suyễn đang trở nên tồi tệ hơn
-
Các dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn thường xuyên hơn và khó chịu hơn.
-
Khó thở tăng khi kiểm tra chức năng phổi bằng máy đo lưu lượng đỉnh.
-
Nhu cầu sử dụng thuốc giãn phế nhanh dạng hít thường xuyên hơn.
Tác động và biến chứng của bệnh hen suyễn
Tác động
- Hen suyễn tái phát thường xuyên gây ra ho kéo dài vào đêm khiến cho người bệnh mất ngủ và dẫn đến mệt mỏi.
- Các triệu chứng của hen gây căng thẳng, lo âu, bệnh nhân dễ bị trầm cảm, dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp.
- Ở trẻ mắc hen suyễn, cơn hen cũng thường xuất hiện vào ban đêm khiến trẻ không ngủ được, gây mệt mỏi, uể oải.
Biến chứng
- Hen suyễn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là dẫn đến tử vong (mặc dù tỷ lệ khá thấp).
- Nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh hen suyễn sẽ dẫn đến khí phế thũng, tâm phế mạn tính, suy hô hấp, xẹp phổi, ngừng hô hấp kèm tổn thương não, tràn khí màng phổi…
Cách phòng ngừa hen suyễn
Để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ bùng phát bệnh hen suyễn, người bệnh, những người thân xung quanh cần biết cách phòng ngừa bệnh, nghe theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ và thực hiện các phương pháp sau.
-
Tránh các yếu tố gây kích ứng như phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, bụi, hóa chất. Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng và hạn chế các yếu tố gây kích thích đường thở.
-
Đeo khẩu trang đặc biệt ở nơi có không khí ô nhiễm, khi thời tiết lạnh, giúp bảo vệ đường hô hấp khỏi các tác nhân gây hen suyễn.
-
Duy trình lối sống lành mạnh, tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn.
-
Tránh khói thuốc lá, bao gồm cả khói thụ động một tác nhân gây hen suyễn phổ biến. Tránh xa khói thuốc để giảm nguy cơ kích ứng đường thở.
-
Điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản và viêm họng.
Hen suyễn là một bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và áp dụng các biện pháp phòng ngừa là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh, hạn chế các đợt bùng phát. Mặc dù hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn, việc duy trì lối sống lành mạnh, tuân thủ điều trị và tránh các tác nhân gây kích ứng sẽ giúp người bệnh sống thoải mái hơn, ít chịu ảnh hưởng từ những cơn hen. Quan trọng nhất, nếu có dấu hiệu nghi ngờ hen suyễn, hãy thăm khám sớm để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm trên Nền tảng phân phối Dược phẩm trực tuyến tại Việt Nam - Pharmarket.