Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chăm sóc cá nhânChăm sóc sắc đẹpThực phẩm chức năngChăm sóc răng miệngHỗ trợ tiêu hóaSức khỏe tim mạchDụng cụ Y tếSinh lý - Nội tiết tốSức khỏe Mẹ & Bé
Quay lại

Viêm dạ dày cấp tính là gì? Triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và cách phòng ngừa

18.11.2024Bệnh

Kích thước chữ:
Viêm dạ dày cấp là tình trạng bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra với mọi đối tượng, giới tính và độ tuổi. Bệnh là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày đột ngột, gây đau bụng, buồn nôn và khó tiêu. Vậy những nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh viêm dạ dày mãn tính là gì? Hãy cùng Pharmarket tìm hiểu thêm về bệnh nhé!

viem dạ dày cấp tính

Viêm dạ dày cấp tính là gì?

Viêm dạ dày cấp là tình trạng viêm hay sưng tấy đột ngột ở niêm mạc dạ dày, gây ra cơn đau dữ dội và dai dẳng. Tuy nhiên, đau có thể là tạm thời và xuất hiện từng đợt.

Viêm dạ dày cấp tính xuất hiện đột ngột có thể do chấn thương, vi khuẩn, virus, sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc chống viêm (NSAID) hay thức ăn cay. Tình trạng viêm có thể liên quan đến toàn bộ dạ dày hoặc một vùng dạ dày. Viêm dạ dày cấp tính có thể chia làm hai loại:

  • Viêm dạ dày cấp tính không ăn mòn (thường do H.pylori gây ra)

  • Viêm dạ dày cấp tính có ăn mòn bề mặt

Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính

Viêm dạ dày cấp tính có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm:

nguyên nhân viêm dạ dày cấp tính

  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

  • Uống đồ uống có cồn mạnh

  • Nhiễm vi khuẩn H.pylori là tác nhân thường xuyên gặp nhất trong viêm dạ dày cấp tính. Các tác nhân hiếm gặp hơn như H.heilmannii, streptococci, staphylococci, Proteus, Clostridium, E.coli, vi khuẩn lao, vi khuẩn giang mai

  • Nhiễm virus, nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng

  • Thiếu máu cục bộ, xảy ra do lượng máu cung cấp cho dạ dày giảm

  • Uống phải chất ăn mòn (thường là chất kiềm)

  • Tăng ure máu

  • Phóng xạ

  • Các nguyên nhân khác như: căng thẳng cấp tính (sốc), tiếp xúc bức xạ, dị ứng và ngộ độc thực phẩm, chấn thương trực tiếp. Sự trào ngược mật từ ruột non đến dạ dày có thể gây viêm dạ dày cấp

Triệu chứng của viêm dạ dày cấp tính

 triệu chứng viêm dạ dày cấp tính

Viêm dạ dày cấp tính thường có những triệu chứng đột ngột và dễ nhận biết. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến của viêm dạ dày cấp tính, bao gồm:

  • Đau bụng (đau dạ dày)

  • Buồn nôn và nôn

  • Chán ăn

  • Khó tiêu (Chứng đầy bụng)

  • Ợ hơi và ợ chua

  • Đầy hơi

  • Sốt nhẹ

  • Đi ngoài bất thường

  • Mệt mỏi và yếu sức

  • Chảy máu dạ dày (trong trường hợp nặng)

Các triệu chứng của viêm dạ dày cấp tính có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương. Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc mệt mỏi dữ dội, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày cấp tính

Chẩn đoán viêm dạ dày cấp tính thường bao gồm các phương pháp xác định chính xác nguyên nhân và mức độ tổn thương. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán phổ biến:

  • Nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng: Nội soi giúp bác sĩ quan sát tình trạng niêm mạc dạ dày, đồng thời có thể kết hợp bấm sinh thiết (lấy một mẫu mô) để làm xét nghiệm. Dựa vào kết quả xét nghiệm mô bệnh học có thể chẩn đoán tình trạng viêm dạ dày cấp.

  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ thực hiện xét nghiệm máu có thể giúp kiểm tra tình trạng thiếu máu của bạn, kiểm tra các tình trạng nhiễm khuẩn. Xét nghiệm máu để sàng lọc nhiễm H.pylori và thiếu máu ác tính cũng sẽ được thực hiện.

  • Xét nghiệm dịch vị, chất nôn: Tìm vi trùng, độc chất; Xác định nồng độ HCl dịch vị. 

  • Kháng thể tự miễn: Antiparietal và Anti-IF Antibodies huyết thanh.

  • Cobalamin (Vitamin B12) huyết thanh thấp < 100pg/ml,...

Điều trị bệnh viêm dạ dày cấp tính

Điều trị viêm dạ dày cấp tính phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. 

điều trị viêm dạ dày cấp tính

Thuốc giảm axit dạ dày và thuốc bảo vệ niêm mạc

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Các thuốc như omeprazole, lansoprazole, pantoprazole giúp giảm tiết axit dạ dày, từ đó giảm viêm và đau.

  • Thuốc kháng histamin H2: Như ranitidine, famotidine giúp giảm tiết axit dạ dày và hỗ trợ làm dịu triệu chứng.

  • Sucralfate: Làm lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày và giúp tái tạo mô bị tổn thương.

  • Bismuth subsalicylate: Làm giảm viêm và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.

Điều trị nhiễm khuẩn H.pylori

Nếu nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính là nhiễm khuẩn H.pylori bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ kháng sinh kết hợp với các thuốc giảm axit dạ dày. Phác đồ này thường kéo dài trong 10-14 ngày và có thể bao gồm:

  • Kháng sinh

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Điều trị bệnh lý tự miễn

Nếu viêm dạ dày mãn tính là do các bệnh tự miễn bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các loại thuốc ức chế miễn dịch để giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương niêm mạc dạ dày.

Phẫu thuật (trong trường hợp nặng)

Phẫu thuật chỉ được chỉ định trong các trường hợp viêm dạ dày cấp tính nặng như khi có thủng dạ dày hoặc các biến chứng nghiêm trọng do xuất huyết. Tuy nhiên, phẫu thuật rất hiếm khi cần thiết trong điều trị viêm dạ dày cấp tính.

Điều trị bổ sung và phục hồi

Viêm dạ dày cấp tính có thể làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể. Bác sĩ có thể khuyên bổ sung các vitamin nhóm B và khoáng chất như kẽm, giúp hỗ trợ quá trình hồi phục và tăng cường sức đề kháng.

Cách phòng ngừa viêm dạ dày cấp tính

Viêm dạ dày cấp tính có thể được phòng ngừa và hạn chế sự phát triển nhờ vào việc thay đổi lối sống và thói quen. Dưới đây là một số cách phòng ngừa hiệu quả, bao gồm:

  • Nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để chuyên gia có thể xem xét và khuyên bạn ngừng sử dụng (nếu có thể) để giảm tổn thương cho niêm mạc dạ dày

  • Ngừng hút thuốc lá và ngừng sử dụng rượu

  • Tuân thủ việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để quản lý tình trạng bệnh

  • Tự theo dõi các triệu chứng và tái khám đúng hẹn để kiểm tra đáp ứng điều trị

  • Vệ sinh đúng cách cũng giúp bạn tránh khỏi việc nhiễm H.pylori

  • Hạn chế sử dụng các đồ uống có chứa caffeine như trà, cà phê, cola và nước tăng lực

cách phòng ngừa viêm dạ dày cấp tính

Viêm dạ dày cấp tính là một bệnh lý phổ biến có thể gây ra những triệu chứng khó chịu như đau bụng, buồn nôn, đầy hơi và chán ăn. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm dạ dày cấp tính hoàn toàn có thể được kiểm soát và hồi phục. Điều quan trọng là duy trì thói quen ăn uống khoa học, tránh các yếu tố kích thích và stress, đồng thời tìm kiếm sự can thiệp y tế khi có triệu chứng nghi ngờ. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả sẽ giúp bảo vệ dạ dày của bạn, giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh và duy trì một sức khỏe tiêu hóa ổn định.

Tìm hiểu thêm trên nền tảng phân phối Dược phẩm trực tuyến tại Việt Nam - Pharmarket.