Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chăm sóc cá nhânChăm sóc sắc đẹpThực phẩm chức năngChăm sóc răng miệngHỗ trợ tiêu hóaSức khỏe tim mạchDụng cụ Y tếSinh lý - Nội tiết tốSức khỏe Mẹ & Bé
Quay lại

Trào ngược dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

12.11.2024Bệnh

Kích thước chữ:
Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) là tình trạng dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ợ nóng, khó nuốt, ho khan. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa GERD hiệu quả để bảo vệ sức khỏe dạ dày. Hãy cùng Pharmarket khám phá chi tiết để nhận biết rõ về bệnh nhé!

trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là bệnh gì?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD – Gastroesophageal Reflux Disease) là một bệnh lý tiêu hóa xảy ra khi dịch dạ dày, bao gồm acid và thức ăn, bị trào ngược lên thực quản (ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày). Điều này xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới (LES), một cơ vòng nằm ở vị trí nối giữa thực quản và dạ dày, hoạt động không đúng cách, không đủ mạnh để ngăn acid dạ dày trào ngược lên trên.

Bệnh này thường xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị yếu hoặc thư giãn không đúng lúc, cho phép acid trong dạ dày thoát ra ngoài. GERD có thể trở thành một vấn đề mãn tính nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản (GERD) đa dạng và liên quan đến các yếu tố sinh lý, lối sống, cũng như các vấn đề sức khỏe khác. Dưới đây là một số nguyên nhân bao gồm.

nguyên nhân trào ngược dạ dày

Yếu cơ thắt thực quản dưới (LES)

  • Cơ thắt thực quản dưới (LES) là cơ vòng nằm giữa thực quản và dạ dày, có chức năng ngăn chặn dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Nếu cơ này yếu, thư giãn không đúng cách, acid dạ dày có thể trào ngược lên, gây ra các triệu chứng của GERD

Tăng áp lực trong dạ dày

  • Ăn quá no, ăn quá nhanh có thể tạo áp lực lên dạ dày, khiến LES không thể ngăn chặn dịch vị trào ngược

  • Béo phì, mỡ thừa, đặc biệt là ở vùng bụng, có thể tạo áp lực lên dạ dày, làm gia tăng khả năng acid trào ngược

  • Mang thai sự thay đổi hormone và áp lực từ thai nhi lên dạ dày có thể khiến acid dễ dàng trào ngược

Thoát vị hoành

  • Thoát vị hoành là tình trạng một phần của dạ dày bị đẩy lên qua cơ hoành vào trong khoang ngực, làm suy yếu cơ LES và khiến acid dễ dàng trào ngược lên thực quản

Thuốc

  • Một số loại thuốc có thể làm giảm hiệu quả của LES hoặc tăng sản xuất acid trong dạ dày như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc điều trị huyết áp, thuốc chống trầm cảm…Một số thuốc điều trị hen suyễn và huyết áp cũng có thể gây ra hoặc làm nặng thêm GERD

Rối loạn chức năng dạ dày

  • Chậm làm rỗng dạ dày (gastroparesis): Khi dạ dày không làm rỗng nhanh chóng, có thể tạo ra áp lực dư thừa lên LES và dễ gây trào ngược

  • Sự sản xuất quá mức acid dạ dày: Một số người có thể sản xuất quá nhiều acid, làm gia tăng nguy cơ trào ngược

Stress và thói quen sinh hoạt

  • Mặc dù stress không trực tiếp gây GERD, nhưng có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Các thói quen như ăn uống không đều, thức khuya, hay áp lực tâm lý có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược

Triệu chứng trào ngược dạ dày

Triệu chứng nổi bật nhất của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là ợ nóng có hoặc không có trào ngược dịch vị vào miệng. Triệu chứng chính ở trẻ nhỏ có nôn mửa, kích thích, chán ăn và đôi khi có triệu chứng hít phải thức ăn kéo dài. Cả người lớn và trẻ nhỏ bị hít phải thức ăn kéo dài đều có thể có bị ho, khàn giọng, hoặc khò khè.

triệu chứng trào ngược dạ dày

Các triệu chứng khác ít xảy ra hơn nhưng có thể là dấu hiệu cho GERD.

  • Trào ngược thức ăn hoặc acid

  • Khó nuốt (Dysphagia)

  • Ho khan hoặc khàn giọng

  • Đau ngực ( Cần đến khám bác sĩ kịp thời)

  • Đau họng, viêm họng

  • Buồn nôn

  • Khó thở 

  • Viêm nướu

  • Sâu răng

  • Giảm cảm giác thèm ăn và giảm cân

Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày

Thay đổi lối sống

  • Ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên

  • Tránh thực phẩm và đồ uống kích thích

  • Không nằm ngay sau khi ăn cố gắng giữ cho cơ thể thẳng đứng ít nhất 2-3 giờ sau bữa ăn để giảm nguy cơ trào ngược

  • Ngừng việc hút thuốc, sẽ làm tăng chức năng của cơ thắt thực quản dưới (LES), làm cho acid khó có thể trào ngược lên thực quản

  • Giảm căng thẳng, stress có thể làm tăng các triệu chứng của GERD, vì vậy cần thực hiện các biện pháp thư giãn như yoga, thiền, hoặc tập thể dục nhẹ

phương pháp điều trị trào ngược dạ dày

Dùng thuốc điều trị

  • Thuốc kháng acid (Antacids)

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI - Proton Pump Inhibitors)

  • Thuốc ức chế histamin H2 (H2 blockers)

  • Thuốc bảo vệ niêm mạc (Alginate)

  • Thuốc chống trào ngược (Prokinetic agents)

Phẫu thuật

  • Phẫu thuật chống trào ngược (thường là phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị qua nội soi ổ bụng) được thực hiện trên bệnh nhân bị viêm thực quản nghiêm trọng, thoát vị khe thực quản lớn, xuất huyết, chít hẹp, hoặc loét. Chít hẹp thực quản được xử trí bằng cách nong nhiều lần qua nội soi

Cách phòng ngừa trào ngược dạ dày

Chế độ sinh hoạt

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị

  • Giảm cân nếu thừa cân

  • Không nên ăn trong vòng 3 giờ trước khi ngủ

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái

Chế độ dinh dưỡng

  • Ăn trái cây ít hoặc không chua như táo, dưa hấu, chuối,…

  • Bổ sung yến mạch (vì có cung cấp chất xơ lành tính, dễ hấp thu, cải thiện tình trạng trào ngược)

  • Gừng có hiệu quả trong cải thiện tính trạng trào ngược dạ dày.

  • Ăn thịt nạc, ít béo

  • Ăn sữa chua bổ sung nhiều lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa

chế độ dinh dưỡng

Tìm hiểu thêm trên Nền tảng phân phối Dược phẩm trực tuyến tại Việt Nam - Pharmarket.