Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chăm sóc cá nhânChăm sóc sắc đẹpThực phẩm chức năngChăm sóc răng miệngHỗ trợ tiêu hóaSức khỏe tim mạchDụng cụ Y tếSinh lý - Nội tiết tốSức khỏe Mẹ & Bé
Quay lại

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Đặc điểm và phương pháp điều trị

28.10.2024Bệnh

Kích thước chữ:
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một dạng rối loạn tâm lý khiến người bệnh khó kiểm soát suy nghĩ và hành vi, gây ra những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Vậy những nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý là gì? Hãy cùng Pharmarket tìm hiểu chi tiết để nhận biết rõ về bệnh nhé!

rối loạn ám ảnh cưỡng chế ocd

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive - Compulsive Disorder - OCD) là một chứng rối loạn tâm lý trong đó người bệnh gặp phải các suy nghĩ ám ảnh (obsessions) và hành vi cưỡng chế (compulsions) không thể kiểm soát. 

Các suy nghĩ ám ảnh thường là những ý nghĩ lặp lại, không mong muốn và gây lo âu, trong khi hành vi cưỡng chế là những hành động mà người bệnh thực hiện nhằm giảm bớt lo lắng do các suy nghĩ ám ảnh gây ra. Những hành vi này thường lặp lại không ngừng và trở thành một phần cuộc sống, làm giảm chất lượng sống và gây cản trở trong công việc, học tập và mối quan hệ xã hội.

Nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Theo các chuyên gia, rối loạn ám ảnh cưỡng chế không có nguyên nhân duy nhất gây nên mà thường hình thành bởi sự kết hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý và môi trường.

Yếu tố di truyền

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có xu hướng di truyền trong gia đình, tức nếu có người thân mắc chứng rối loạn này, nguy cơ mắc của người trong gia đình đó sẽ cao hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những đột biến gen có liên quan đến serotonin - chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh cảm xúc - có thể góp phần gây nên OCD.

Mất cân bằng hóa học trong não

Serotonin là một trong những chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong việc điều chỉnh cảm xúc và kiểm soát hành vi. Sự thiếu hụt hoặc rối loạn trong sản xuất serotonin có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. 

rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Các yếu tố tâm lý

Những người có tính cách cầu toàn, quá tập trung vào các chi tiết nhỏ hoặc có nhu cầu kiểm soát mọi thứ thường có nguy cơ cao mắc OCD. Những trải nghiệm căng thẳng hoặc tổn thương tâm lý trong quá khứ, chẳng hạn như trải qua các sự kiện gây sốc hoặc bị mất mát cũng có thể kích hoạt OCD.

Các yếu tố môi trường

Môi trường sống cũng có thể góp phần vào sự phát triển của OCD. Những sự kiện gây trầm cảm như mất việc, ly hôn, hoặc gặp phải các chấn thương tâm lý cũng có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng của OCD.

Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường có các đặc điểm nhận biết thông qua hai yếu tố chính là suy nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến để nhận biết chứng OCD:

Suy nghĩ ám ảnh

Người mắc OCD thường có các suy nghĩ ám ảnh, không mong muốn nhưng không thể kiểm soát. Những suy nghĩ này thường tập trung vào các chủ đề như:

  • Sợ nhiễm bẩn, thấy khó chịu khi nhìn thấy rác hoặc ở trong một không gian bừa bộn, bẩn thỉu

  • Đặt ra yêu cầu tính hệ thống và ngăn nắp cao đối với tất cả mọi thứ

  • Suy nghĩ về các hành vi bạo lực hoặc cấm kị

  • Sợ rằng mọi thứ không hoàn hảo, sợ làm ra các hành động đáng xấu hổ

  • Có cảm giác dằn vặt về các mối quan hệ 

suy nghĩ ám ảnh

Hành vi cưỡng chế

Hành vi cưỡng chế là những hành động lặp đi lặp lại mà người bệnh thực hiện để giảm bớt sự lo lắng do các suy nghĩ ám ảnh gây ra. Một số hành vi cưỡng chế phổ biến bao gồm:

  • Rửa tay liên tục

  • Kiểm tra mọi thứ nhiều lần

  • Sắp xếp đồ đạc theo một trật tự nhất định

  • Tự động đếm số bậc thang, ô cửa sổ xung quanh một cách vô thức

  • Hay tự tưởng tượng ra những hình ảnh đồi trụy hoặc bạo lực

  • Thường xuyên giật mình tỉnh dậy giữa đêm để kiểm tra xem các cửa đã khóa chưa, thiết bị trong nhà đã được tắt hết hay được dọn dẹp chưa

hành vi cưỡng chế ocd

Phương pháp điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Sau khi nắm rõ các nguyên nhân và đặc điểm của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, việc tìm hiểu các phương pháp để điều trị hội chứng này cũng nên sớm được hiểu rõ để chữa trị kịp thời. Dưới đây là những cách phổ biến để hạn chế OCD.

Liệu pháp tâm lý

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Phương pháp điều trị chủ yếu và được chứng minh là rất hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. CBT giúp người bệnh nhận ra và thay đổi các suy nghĩ và hành vi ám ảnh bằng cách phát triển các kỹ năng đối phó với suy nghĩ ám ảnh và kiểm soát hành vi cưỡng chế. 

  • Liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT): Giúp người bệnh chấp nhận các suy nghĩ và cảm xúc khó chịu thay vì cố gắng loại bỏ chúng. ACT tập trung vào việc xây dựng các giá trị và mục tiêu cuộc sống, giúp người bệnh giảm dần sự kiểm soát của các suy nghĩ ám ảnh.

Sử dụng thuốc

  • Thuốc chống trầm cảm: Các thuốc như fluoxetine, sertraline, paroxetine thuộc nhóm thuốc SSRI,...

  • Thuốc chống loạn thần: Đôi khi, các thuốc chống loạn thần liều thấp có thể được kết hợp với thuốc chống trầm cảm để tăng hiệu quả điều trị cho các trường hợp OCD nặng hoặc không đáp ứng tốt với SSRI.

Các liệu pháp hỗ trợ khác

  • Liệu pháp nhóm: Người bệnh có thể tham gia vào các nhóm hỗ trợ để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ những người cùng mắc OCD để tìm được sự hỗ trợ tinh thần và cảm thấy được đồng cảm.

  • Liệu pháp gia đình: Gia đình cũng cần được hỗ trợ và tư vấn về OCD, giúp họ hiểu và hỗ trợ người bệnh, giảm thiểu các hành vi khiến người bệnh cảm thấy bị cô lập hoặc xấu hổ.

Kỹ thuật thư giãn và quản lý căng thẳng

Những người mắc OCD thường dễ bị căng thẳng, do đó kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, và các bài tập thở giúp giảm lo âu và kiểm soát tâm trạng. Việc quản lý căng thẳng hiệu quả cũng góp phần giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn triệu chứng OCD.

thiền

Điều trị bằng công nghệ mới

Với các trường hợp OCD không đáp ứng với điều trị truyền thống, một số phương pháp điều trị tiên tiến như kích thích não sâu (DBS) và kích thích từ xuyên sọ (TMS) đã được nghiên cứu và cho thấy hiệu quả. Tuy nhiên, nên được sử dụng trong các trường hợp nghiêm trọng và phải được thực hiện bởi các chuyên gia.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một thách thức lớn đối với người bệnh khi, gây ra những khó khăn lớn trong tâm lý, sinh hoạt hàng ngày, các mối quan hệ và công việc. Tuy nhiên, với sự tiến bộ trong các phương pháp điều trị, người mắc OCD có cơ hội vượt qua bệnh lý và lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống. Điều trị OCD đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn nhưng những nỗ lực này hoàn toàn xứng đáng vì một cuộc sống chất lượng và ý nghĩa hơn.

Tìm hiểu thêm trên Nền tảng phân phối Dược phẩm trực tuyến tại Việt Nam - Pharmarket.