Viêm dạ dày mãn tính là gì? Triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và cách phòng ngừa
Viêm dạ dày mãn tính là gì?
Viêm dạ dày mãn tính là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày kéo dài thường xảy ra do nhiễm vi khuẩn H.pylori, lạm dụng thuốc giảm đau, NSAIDs hoặc rượu bia. Bệnh có thể diễn biến âm thầm và gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn. Nếu không được điều trị đúng cách viêm dạ dày mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như loét dạ dày, chảy máu tiêu hóa và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Nguyên nhân dẫn đến dạ dày mãn tính
Viêm dạ dày mãn tính có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm:
-
Nhiễm vi khuẩn H.pylori là nguyên nhân thường gặp nhất
-
Lạm dụng thuốc giảm đau (NSAIDs) làm tổn thương niêm mạc dạ dày
-
Hệ thống miễn dịch cơ thể tấn công nhầm vào tế bào trong niêm mạc dạ dày, gây viêm dạ dày mãn tính
-
Trào ngược dịch mật
-
Chế độ ăn không lành mạnh và căng thẳng kéo dài
-
Dị ứng thực phẩm hoặc viêm ruột
Triệu chứng của viêm dạ dày mãn tính
Triệu chứng của viêm dạ dày mãn tính có thể khác nhau ở mỗi người và có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh, bao gồm:
-
Đau hoặc khó chịu ở vùng bụng trên
-
Buồn nôn và nôn
-
Đầy hơi
-
Chán ăn
-
Tiêu chảy hoặc táo bón
-
Đau thượng vị
-
Mệt mỏi
-
Hơi thở có mùi hôi,đặc biệt là khi có sự hiện diện của vi khuẩn H. pylori
-
Chảy máu dạ dày
-
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Những triệu chứng trên có thể khá nhẹ hoặc chỉ xuất hiện một cách không thường xuyên, nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như loét dạ dày, chảy máu dạ dày, hoặc thậm chí ung thư dạ dày.
Phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày mãn tính
Chẩn đoán viêm dạ dày mãn tính thường bao gồm các phương pháp xác định chính xác nguyên nhân và mức độ tổn thương. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán phổ biến:
-
Khám lâm sàng và hỏi bệnh: Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán những dấu hiệu có thể liên quan đến viêm dạ dày mãn tính.
-
Nội soi dạ dày (Endoscopy): Đây là phương pháp chẩn đoán chính xác để quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày và xác định mức độ tổn thương.
-
Xét nghiệm tìm vi khuẩn H.pylori: Với phương pháp này sẽ có 3 cách để xét nghiệm, xét nghiệm hơi thở ure, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân và qua kiểm tra bác sĩ sẽ xác định được người bệnh có bị viêm dạ dày mãn tính không.
Điều trị bệnh viêm dạ dày mãn tính
Điều trị viêm dạ dày mãn tính phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Các phương pháp điều trị bệnh, bao gồm:
Thuốc giảm axit dạ dày và thuốc bảo vệ niêm mạc
-
Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Các thuốc như omeprazole, lansoprazole, pantoprazole giúp giảm tiết axit dạ dày, từ đó giảm viêm và đau.
-
Thuốc kháng histamin H2: Như ranitidine, famotidine giúp giảm tiết axit dạ dày và hỗ trợ làm dịu triệu chứng.
-
Sucralfate: Làm lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày và giúp tái tạo mô bị tổn thương.
-
Bismuth subsalicylate: Làm giảm viêm và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
Điều trị nhiễm khuẩn H.pylori
Nếu nguyên nhân gây viêm dạ dày mãn tính là nhiễm khuẩn H.pylori bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ kháng sinh kết hợp với các thuốc giảm axit dạ dày. Phác đồ này thường kéo dài trong 10-14 ngày và có thể bao gồm:
-
Kháng sinh
-
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
-
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Điều trị bệnh lý tự miễn
Nếu viêm dạ dày mãn tính là do các bệnh tự miễn bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các loại thuốc ức chế miễn dịch để giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương niêm mạc dạ dày.
Phẫu thuật (trong trường hợp nặng)
Trong một số trường hợp hiếm nếu viêm dạ dày mãn tính dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như loét dạ dày, chảy máu dạ dày, nguy cơ ung thư. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ vùng dạ dày bị tổn thương hoặc làm giảm các biến chứng.
Cách phòng ngừa viêm dạ dày mãn tính
Viêm dạ dày mãn tính có thể được phòng ngừa và hạn chế sự phát triển nhờ vào việc thay đổi lối sống và thói quen. Dưới đây là một số cách phòng ngừa hiệu quả, bao gồm:
-
Nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để chuyên giá có thể xem xét và khuyên bạn ngừng sử dụng (nếu có thể) để giảm tổn thương cho niêm mạc dạ dày
-
Ngừng hút thuốc lá và ngừng sử dụng rượu
-
Tuân thủ việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để quản lý tình trạng bệnh
-
Tự theo dõi các triệu chứng và tái khám đúng hẹn để kiểm tra đáp ứng điều trị
-
Vệ sinh đúng cách cũng giúp bạn tránh khỏi việc nhiễm H.pylori
-
Hạn chế sử dụng các đồ uống có chứa caffeine như trà, cà phê, cola và nước tăng lực
Viêm dạ dày mãn tính là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, tuy không đe dọa tính mạng ngay lập tức nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Đồng thời, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, quản lý căng thẳng, khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bảo vệ dạ dày và phòng ngừa viêm dạ dày mãn tính hiệu quả. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng bất thường liên quan đến tiêu hóa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp.
Tìm hiểu thêm trên nền tảng phân phối Dược phẩm trực tuyến tại Việt Nam - Pharmarket.