Suy thận mãn tính là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chế độ sinh hoạt và cách phòng ngừa
Bệnh suy thận mãn tính là gì?
Suy thận mãn tính (CKD - Chronic Kidney Disease) là tình trạng suy giảm chức năng thận dần dần và kéo dài trong một thời gian dài, thường là nhiều tháng hoặc nhiều năm. Khi thận không hoạt động hiệu quả, chúng không thể loại bỏ các chất thải, độc tố và nước dư thừa khỏi cơ thể, dẫn đến tích tụ chất thải trong máu và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.
Nguyên nhân nào dẫn đến suy thận mãn tính?
Bệnh suy thận mãn tính có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, khoảng 2/3 trường hợp mắc bệnh có liên quan đến tiểu bệnh đường và tăng huyết áp. Ngoài bệnh tiểu đường và huyết áp cao, một số bệnh lý khác cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thận mãn tính.
Bệnh thận mãn tính trước đó
Các bệnh lý như viêm cầu thận, thận đa nang và nhiễm trùng thận có thể gây tổn thương cho thận, dẫn đến CKD.
Bệnh lý tim mạch
Những người có bệnh tim có nguy cơ cao bị suy thận mãn tính.
Bệnh lý tự miễn
Các bệnh như lupus ban đỏ hệ thống có thể ảnh hưởng đến thận.
Sử dụng thuốc kéo dài
Việc lạm dụng thuốc giảm đau không kê đơn (như NSAIDs) hoặc một số loại thuốc khác có thể gây hại cho thận.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng nặng ở thận hoặc trong cơ thể có thể làm tổn thương chức năng thận.
Di truyền
Một số tình trạng di truyền như bệnh thận đa nang có thể làm tăng nguy cơ suy thận.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Tiêu thụ quá nhiều muối, đường và chất béo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thận.
Thiếu nước
Mất nước kéo dài có thể gây áp lực cho thận và dẫn đến tổn thương.
Triệu chứng của bệnh suy thận mãn tính
Triệu chứng của bệnh suy thận mãn tính thường phát triển chậm và có thể khó nhận biết trong giai đoạn đầu. Các triệu chứng này thường không rõ ràng nên nhiều người không phát hiện sớm.
Những dấu hiệu và triệu chứng của suy thận mạn
-
Thiếu máu
-
Tăng huyết áp, triệu chứng hay gặp nhất không được kiểm soát có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, suy tim, xơ vữa động mạch,…
-
Triệu chứng về tim mạch
-
Triệu chứng thần kinh – cơ, chuột rút, kiến bò, bỏng rát ở chân.
-
Về hệ xương khớp, viêm xương, loãng xương, đau xương thường gặp trong giai đoạn cuối của bệnh.
-
Buồn nôn, chán ăn, loét miệng, loét đường tiêu hóa, tiêu chảy xuất huyết tiêu hóa.
-
Các triệu chứng khác, phù do viêm cầu thận hay giai đoạn cuối của bệnh.
Biến chứng có thể gặp khi mắc suy thận mãn tính
Khi chức năng thận không còn hoạt động bình thường khiến giảm mức lọc cầu thận, các chức năng nội tiết của thận bị rối loạn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
-
Tăng huyết áp đột ngột, nguy cơ đột quỵ cao
-
Các bệnh tim mạch
-
Viêm màng ngoài tim;
-
Thiếu máu
-
Tích tụ chất lỏng trong phổi của bệnh nhân hoặc các khu vực khác: Phù tay, chân
-
Nồng độ kali máu tăng cao, đe dọa đến tính mạng
-
Thiếu tập trung, thay đổi tính cách
-
Giảm khả năng sinh sản
-
Suy giảm hệ miễn dịch, nguy cơ nhiễm trùng cao
-
Tổn thương thận phải lọc máu, ghép thận để duy trì sự sống
-
Thiếu vitamin D, ảnh hưởng đến sức khỏe xương của bệnh nhân: Loãng xương
-
Tổn thương thần kinh có thể dẫn đến co giật
Chế độ sinh hoạt và cách phòng ngừa
Phòng ngừa và kiểm soát bệnh suy thận mãn tính (CKD) chủ yếu tập trung vào việc điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống.
-
Hạn chế ăn muối, đường và tinh bột tinh chế
-
Kiểm soát nạp protein vào cơ thể
-
Giảm thực phẩm chế biến sẵn
-
Tăng cường rau xanh và trái cây
-
Duy trì việc uống đủ nước mỗi ngày giúp thận hoạt động hiệu quả trong việc loại bỏ độc tố
-
Kiểm soát huyết áp và đường huyết
-
Duy trì cân nặng hợp lý giúp giả nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tiểu đường dẫn đến suy thận mãn tính
-
Tập thể dục đều đặn
-
Tránh thuốc gây hại cho thận
-
Không hút thuốc và hạn chế uống rượu
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
-
Thư giãn, nghỉ ngơi, quản lý stress tránh ảnh hưởng đến huyết áp và sức khỏe tim mạch
Suy thận mãn tính là một căn bệnh nguy hiểm với ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, với việc thay đổi lối sống lành mạnh, kiểm soát các yếu tố nguy cơ đến bệnh, cùng với việc thăm khám định kỳ, chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc làm chậm tiến triển của suy thận. Ý thức phòng ngừa và điều trị sớm không chỉ bảo vệ thận mà còn giúp duy trì sức khỏe toàn diện, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống trong dài hạn.
Tìm hiểu thêm trên Nền tảng phân phối Dược phẩm trực tuyến tại Việt Nam - Pharmarket.