Lao phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Lao phổi là gì?
Bệnh lao (TB) là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thường gây bệnh ở phổi. Bệnh lan truyền từ người sang người thông qua các giọt bắn ra từ cổ họng và phổi của người bệnh đang bị bệnh lao phổi giai đoạn tiến triển.
Chỉ khoảng 5-10% những người bị nhiễm lao sẽ phát triển bệnh lao trong đời. Bệnh lao vẫn là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong trên thế giới.
Nguyên nhân dẫn đến lao phổi
Nguyên nhân chính gây bệnh lao phổi là sự xâm nhập của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis vào cơ thể, đặc biệt là qua đường hô hấp khi hít phải các hạt vi khuẩn từ người bệnh. Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lao phổi bao gồm.
-
Tiếp xúc với người bệnh
-
Hệ miễn dịch yếu, những người có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như người nhiễm HIV, người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, hoặc người cao tuổi, dễ mắc lao phổi hơn.
-
Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng
-
Sống trong môi trường ô nhiễm
-
Tiền sử bệnh tật
-
Hút thuốc và lạm dụng rượu
Những yếu tố trên có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao, nhưng không phải ai tiếp xúc với vi khuẩn cũng sẽ mắc bệnh, vì còn phụ thuộc vào sức khỏe và hệ miễn dịch của từng người.
Triệu chứng của lao phổi
Triệu chứng của bệnh lao phổi thường xuất hiện dần dần và có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Các triệu chứng phổ biến của lao phổi, bao gồm.
-
Ho kéo dài
-
Đổ mồ hôi ban đêm
-
Sốt
-
Giảm cân nhanh chóng
-
Mệt mỏi, suy nhược
-
Khó thở
-
Đau ngực
-
Chán ăn
Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng trên, đặc biệt là ho kéo dài, cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, vì lao phổi có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.
Các biến chứng của lao phổi
-
Phổi bị tổn thương vĩnh viễn: Vi khuẩn lao có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho mô phổi, làm giảm khả năng hô hấp và dẫn đến suy hô hấp mãn tính.
-
Tràn dịch màng phổi: Khi vi khuẩn lao lan đến lớp màng bao quanh phổi gây tràn dịch (tích tụ chất lỏng) trong khoang màng phổi, làm khó thở và đau ngực.
-
Nhiễm trùng huyết (sepsis): Lao lây lan vào máu, gây nhiễm trùng huyết, một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
-
Lao ngoài phổi: Vi khuẩn lao có thể lây lan từ phổi sang các bộ phận khác của cơ thể như xương, thận, gan, hoặc hệ thần kinh trung ương.
-
Suy tim: Khi lao phổi không được điều trị, gây tắc nghẽn và làm tăng áp lực trong mạch máu phổi, dẫn đến suy tim phải.
Chế độ sinh hoạt và cách phòng ngừa bệnh lao phổi
Chế độ sinh hoạt
-
Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn lao
-
Tập thể dục đều đặn
-
Giữ ấm cơ thể
Phòng ngừa bệnh lao phổi
-
Tiêm phòng lao, vaccine BCG là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa lao, đặc biệt ở trẻ em, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lao phổi và các biến chứng nghiêm trọng
-
Tránh tiếp xúc với người bệnh lao
-
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh
-
Giữ vệ sinh cá nhân tốt
-
Khám sức khỏe định kỳ
Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị nếu phát hiện sớm. Việc duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh, tiêm phòng lao, thực hiện các biện pháp phòng ngừa thật tốt. Bên cạnh đó, đối với những người đã mắc lao, việc tuân thủ điều trị đầy đủ và chăm sóc sức khỏe đúng cách sẽ giúp phục hồi nhanh chóng và giảm thiểu nguy cơ tái phát. Với sự kết hợp của phòng ngừa, chăm sóc, điều trị kịp thời, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh lao phổi và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tìm hiểu thêm trên Nền tảng phân phối Dược phẩm trực tuyến tại Việt Nam - Pharmarket.