Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chăm sóc cá nhânChăm sóc sắc đẹpThực phẩm chức năngChăm sóc răng miệngHỗ trợ tiêu hóaSức khỏe tim mạchDụng cụ Y tếSinh lý - Nội tiết tốSức khỏe Mẹ & Bé
Quay lại

Viêm phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, và cách phòng ngừa

7.11.2024Bệnh

Kích thước chữ:
Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng phổi gây viêm các phế nang, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp. Bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Chẩn đoán và điều trị đúng giúp ngăn ngừa biến chứng. Hãy cùng Pharmarket tìm hiểu chi tiết để nhận biết rõ về bệnh nhé!

viêm phổi

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là một tình trạng nhiễm trùng phổi gây ra bởi các tác nhân như vi khuẩn, virus, và nấm, khiến cho nhu mô phổi bị ảnh hưởng và sản xuất ra dịch tiết bên trong phế nang. Bệnh bao gồm viêm phế nang, các ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận, viêm tổ chức kẽ của phổi. Mặc dù bệnh có thể do nhiều loại tác nhân gây ra, viêm phổi không bao gồm các trường hợp nhiễm trực khuẩn lao.

Nguyên nhân dẫn đến viêm phổi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm phổi, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến.

nguyên nhân viêm phổi

Vi khuẩn

Vi khuẩn là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp viêm phổi cộng đồng ở người trưởng thành. Viêm phổi do vi khuẩn thường lây truyền qua đường giọt bắn (khi người khỏe mạnh hít, nuốt phải các giọt chứa đầy vi khuẩn sau khi người mắc bệnh ho hoặc hắt hơi). Những người có hệ miễn dịch suy yếu, những người có các bệnh lý nền mạn tính sẽ dễ bị viêm phổi do vi khuẩn hơn người bình thường.

Nhiễm virus

Hiện nay, viêm phổi do virus nguy hiểm như cúm (Influenza), virus hợp bào hô hấp (RSV), SARS-CoV-2 cũng có thể gây viêm phổi, đặc biệt là trong mùa cúm các đợt bùng phát dịch.

Nấm

Loại viêm phổi này do hít phải các bào tử của nấm, hay gặp ở những người có vấn đề sức khỏe mạn tính, hệ thống miễn dịch suy yếu. Viêm phổi do nấm phát triển rất nhanh, các bào tử nấm khi hít phải bám vào phổi. Người hút thuốc lá, sinh sống ở môi trường bụi bẩn, ẩm mốc, dễ mắc bệnh viêm phổi do nấm.

Hóa chất

Viêm phổi do hóa chất hay còn được gọi là viêm phổi hít. Đây là bệnh viêm phổi rất ít gặp, nhưng mức độ nguy hiểm cao. Viêm phổi do hóa chất xảy ra với nhiều mức độ khác nhau. Ngoài ra, các hóa chất gây viêm phổi còn có thể gây hại cho nhiều cơ quan khác.

Viêm phổi bệnh viện

Là viêm phổi xảy ra sau 48 giờ nhập viện mà trước đó người bệnh không có các triệu chứng của viêm phổi. Viêm phổi bệnh viện thường do những vi khuẩn gây ra là P. aeruginosa, Acinetobacter spp, Enterobacteriaceae, Haemophilus spp, S. aureus, Streptococcus spp.

Viêm phổi cộng đồng

Viêm phổi cộng đồng là cách chỉ tất cả các loại viêm phổi mà không phải là viêm phổi bệnh viện. Nguyên nhân gây ra viêm phổi cộng đồng rất đa dạng, thông thường nhất là viêm phổi do vi khuẩn, virus.

Triệu chứng của viêm phổi 

 Các biểu hiện bệnh viêm phổi khác nhau từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào các yếu tố như loại vi trùng gây viêm phổi, tuổi tác và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

triệu chứng viêm phổi

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm phổi.

  • Đau ngực khi bạn thở hoặc ho

  • Ho, ho có đờm

  • Mệt mỏi

  • Sốt, đổ mồ hôi 

  • Ở người già, người suy giảm miễn dịch có thể không sốt

  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy

  • Khó thở

  • Người già có thể lú lẫn

Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo viêm phổi. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể có dấu hiệu như

  • Nôn mửa

  • Sốt cao, co giật

  • Ho

  • Trẻ bứt rứt, mệt mỏi

  • Trẻ khó thở, bỏ bú, bỏ ăn

  • Tím tái, li bì, rút lõm lồng ngực

Điều trị viêm phổi

Điều trị bệnh viêm phổi tùy vào thể trạng bệnh nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. 

điều trị bệnh viêm phổi

  • Thuốc kháng sinh (đối với viêm phổi do vi khuẩn) nếu viêm phổi do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh phù hợp. Ví dụ, amoxicillin, azithromycin, hoặc levofloxacin.

  • Thuốc kháng virus (đối với viêm phổi do virus) nếu viêm phổi do virus, như cúm hoặc COVID-19, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng virus như oseltamivir (Tamiflu) cho cúm, hoặc remdesivir cho COVID-19.

  • Điều trị viêm phổi do nấm bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc chống nấm như fluconazole hoặc amphotericin B.  Các biện pháp hỗ trợ như bổ sung oxy và thuốc giảm đau cũng thường được áp dụng.

  • Bổ sung chất dinh dưỡng một chế độ ăn uống giàu vitamin C, kẽm và chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình phục hồi. Uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho phổi và giúp cơ thể đào thải độc tố.

Cách phòng ngừa viêm phổi

Phòng ngừa viêm phổi rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe, đặc biệt đối với những nhóm đối tượng dễ bị nhiễm trùng như trẻ em, người già, và người có hệ miễn dịch yếu. Dưới đây là một số cách phòng ngừa hiệu quả.

  • Tiêm phòng

  • Vệ sinh tay và môi trường

  • Không hút thuốc và tránh khói thuốc

  • Tăng cường hệ miễn dịch

  • Điều trị bệnh nền và quản lý sức khỏe

  • Tránh tiếp xúc với người bị bệnh

  • Tạo môi trường sống sạch sẽ và thoáng khí

  • Chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ và người cao tuổi

Viêm phổi là một bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt đối với những người có hệ miễn dịch yếu, trẻ em và người cao tuổi. Việc nhận biết sớm các triệu chứng, điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, các biện pháp phòng ngừa như tiêm phòng, duy trì vệ sinh cá nhân tốt và xây dựng lối sống lành mạnh sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe, tham khảo ý kiến bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi căn bệnh này. 

Tìm hiểu thêm trên Nền tảng phân phối Dược phẩm trực tuyến tại Việt Nam - Pharmarket.