Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chăm sóc cá nhânChăm sóc sắc đẹpThực phẩm chức năngChăm sóc răng miệngHỗ trợ tiêu hóaSức khỏe tim mạchDụng cụ Y tếSinh lý - Nội tiết tốSức khỏe Mẹ & Bé
Quay lại

Hội chứng ruột kích thích là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

12.11.2024Bệnh

Kích thước chữ:
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh lý tiêu hóa mãn tính gây đau bụng, đầy hơi, thay đổi thói quen đi tiêu (tiêu chảy, táo bón). Điều trị IBS giúp giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Hãy cùng Pharmarket khám phá chi tiết để nhận biết rõ về bệnh nhé!

hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh gì?

Bệnh đại tràng chức năng hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích (IBS)  là một rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến ruột già. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh liên quan đến rối loạn vận động ống tiêu hóa. Bệnh biểu hiện chủ yếu bởi các triệu chứng rối loạn phân nhưng khi thăm dò không có các tổn thương thực thể của đại tràng.

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lành tính rất ít ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian sống. Chỉ một số ít người bị hội chứng ruột kích thích có các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng. Một số người có thể kiểm soát các triệu chứng của họ bằng cách quản lý chế độ ăn uống, lối sống và căng thẳng. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể được điều trị bằng thuốc và tư vấn.

Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích (IBS)

Những nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích, bao gồm.

nguyên nhân hội chứng ruột kích thích

  • Rối loạn chức năng ruột

  • Tác động của stress và cảm xúc

  • Rối loạn vi khuẩn đường ruột

  • Nhạy cảm với thực phẩm

  • Tiền sử nhiễm trùng đường tiêu hóa

  • Di truyền

  • Hệ miễn dịch

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một bệnh lý tiêu hóa mãn tính với các triệu chứng chủ yếu liên quan đến hệ tiêu hóa. Các triệu chứng thường gặp phải  bao gồm những biểu hiện sau.

Đau bụng và cảm giác khó chịu

  • Đau bụng là triệu chứng điển hình của IBS. Đau có thể xuất hiện theo từng đợt, thường xuyên và kéo dài, hoặc cảm giác khó chịu, đầy hơi. Đau thường giảm đi hoặc biến mất sau khi đi tiêu

  • Cơn đau có thể là đau âm ỉ, đau co thắt, đau dữ dội, tùy vào từng trường hợp

Thay đổi thói quen đi tiêu

  • Tiêu chảy (IBS-D): Đi ngoài lỏng hoặc nhiều lần trong ngày, có thể kèm theo cảm giác cấp bách cần phải đi ngoài ngay

  • Táo bón (IBS-C): Đi ngoài khó khăn, phân cứng hoặc đi ngoài không đều, có thể chỉ đi ngoài vài lần trong tuần

  • IBS hỗn hợp (IBS-M): Có sự thay đổi giữa tiêu chảy và táo bón, có thể thay đổi từ tuần này sang tuần khác hoặc thậm chí trong cùng một ngày

Đầy hơi và chướng bụng

  • Người bệnh thường cảm thấy đầy bụng hoặc có cảm giác căng chướng bụng, có thể kèm theo hiện tượng phình bụng

Mệt mỏi và cảm giác không thoải mái

  • IBS đi kèm với cảm giác mệt mỏi, uể oải, khó chịu chung, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

  • Cảm giác khó chịu ở bụng có thể khiến người bệnh không thể tập trung vào công việc hoặc sinh hoạt hàng ngày.

triệun chứng hội chứng ruột kích thích

Buồn nôn (đôi khi)

  • Một số người có thể cảm thấy buồn nôn, đặc biệt là khi triệu chứng IBS trở nên trầm trọng

Biến chứng hội chứng ruột kích thích (IBS)

Biến chứng hay gặp phải khi mắc hội chứng ruột kích thích, táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy có thể gây ra bệnh trĩ.

Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích có thể gây các biến chứng khác như.

  • Chất lượng cuộc sống kém: Nhiều người bị hội chứng ruột kích thích từ trung bình đến nặng cho biết chất lượng cuộc sống kém. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc hội chứng ruột kích thích vắng mặt gấp ba lần số ngày làm việc so với những người không có các triệu chứng về ruột

  • Rối loạn tâm trạng: Trải qua các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích có thể dẫn đến trầm cảm hoặc lo lắng. Trầm cảm và lo lắng cũng có thể làm cho IBS tồi tệ hơn

Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS)

Điều trị triệu chứng đau bụng

Thuốc tác động vào hệ thần kinh ruột tác dụng giảm đau, giảm các triệu chứng đầy bụng, căng chướng.

  • Thuốc kháng cholinergic: Atropin, scopolanin, hyoscin

  • Thuốc chống co thắt: Mebeverin, Alverin

  • Thuốc chủ vận của thụ thể opiate: Trimebutin

  • Ức chế kênh calci: Pinaverium, nifedipin

phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích

Điều trị táo bón

Thuốc nhuận tràng gồm có nhiều nhóm thuốc: Chỉ định điều trị khi có triệu chứng táo bón mạn tính kéo dài, có thể chỉ định táo bón cấp tính cần theo dõi sát để phát hiện các bệnh lý kèm theo.

  • Nhuận tràng thẩm thấu

  • Nhóm thuốc tăng nhu động

  • Nhóm thuốc tăng tạo khối lượng phân

  • Nhuận tràng dạng thụt, đặt

  • Thuốc làm mềm phân (parafin)

  • Nhóm nhuận tràng kích thích (phenolphthalein, bisacodyl)

Điều trị triệu chứng tiêu chảy

  • Thuốc chống tiêu chảy: Loperamid (giảm nhu động ruột), smecta

Cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích (IBS)

Mặc dù hội chứng ruột kích thích (IBS) không thể phòng ngừa hoàn toàn, nhưng có một số biện pháp có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc kiểm soát các triệu chứng nếu bệnh đã xuất hiện. Những biện pháp này chủ yếu xoay quanh việc duy trì lối sống lành mạnh và quản lý các yếu tố có thể kích thích IBS.

Chế độ sinh hoạt

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh 

  • Đi đôi với việc ăn kiêng, bệnh nhân cần luyện tập thói quen đi đại tiện vào giờ nhất định dù là táo bón hay tiêu chảy. Luyện tập thói quen đi đại tiện ngày một lần vào buổi sáng, cần làm động tác xoa bụng trước khi đi ngoài để kích thích gây cảm giác đi ngoài

  • Thay đổi môi trường sống để tạo không khí thoải mái, dễ chịu như tắm biển, suối nước nóng,…

Chế độ dinh dưỡng

  • Điều kiện quan trọng giúp điều trị thành công. Trước hết cần ăn kiêng các thức ăn không thích hợp và kiêng thức ăn gây kích thích.Không nên ăn các thức ăn chứa nhiều cellulose khó tiêu như cam, xoài, mít,…

  • Đối với người táo bón thì nên ăn thêm rau chống táo bón. Đối với tiêu chảy cần ăn thức ăn đặc dễ tiêu. Đối với người đầy hơi không dùng đồ uống có gaz

  • Khi ăn nên nhai kỹ, ăn chậm, không nên ăn quá nhiều một lúc

cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích

Tìm hiểu thêm trên Nền tảng phân phối Dược phẩm trực tuyến tại Việt Nam - Pharmarket.