Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chăm sóc cá nhânChăm sóc sắc đẹpThực phẩm chức năngChăm sóc răng miệngHỗ trợ tiêu hóaSức khỏe tim mạchDụng cụ Y tếSinh lý - Nội tiết tốSức khỏe Mẹ & Bé
Quay lại

Độ pH trong cơ thể người. Công dụng, đo lường và cách cân bằng

17.10.2024Sức khỏe gia đình

Kích thước chữ:
Độ pH trong cơ thể người đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Từ máu, nước bọt đến các dịch tiêu hóa, việc giữ cho độ pH ổn định là yếu tố quyết định cho sự hoạt động bình thường của hệ thống cơ thể. Vậy độ pH trong cơ thể là gì, cách đo lường và cân bằng nó ra sao?

độ ph trong cơ thể người

Độ pH trong cơ thể người là gì?

Độ pH là chỉ số đo lường độ kiềm hoặc axit của một chất, dao động từ 0 đến 14. Giá trị pH bằng 7 là trung tính, dưới 7 là axit và trên 7 là kiềm. Thông thường, nồng độ pH của cơ thể con người nằm trong khoảng 7.3 - 7.4 cho thấy cơ thể con người có tính kiềm tự nhiên vốn có từ lúc mới sinh. Đây là mức pH tối ưu để các tế bào hoạt động hiệu quả và đảm bảo chức năng của các hệ cơ quan.

Tuy nhiên, do những thói quen ăn uống thiếu khoa học hay tác động của ô nhiễm môi trường, cơ thể dần mất đi tính kiềm và chuyển sang trạng thái axit. Sự thay đổi này là yếu tố tiềm ẩn dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như loét dạ dày, mất cân bằng chuyển hóa, và thậm chí có thể góp phần gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư.

Công dụng của độ pH trong cơ thể người

Độ pH đóng vai trò cốt lõi trong việc duy trì sự cân bằng môi trường bên trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến nhiều quá trình sinh học và sức khỏe tổng thể. Cụ thể, độ pH của máu thường có tính kiềm nhẹ, góp phần hỗ trợ các cơ quan như: Bộ não, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa và hô hấp hoạt động hiệu quả.

Đây là lý do các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên duy trì chế độ ăn với 60 - 80% thực phẩm tạo kiềm và 20 - 40% thực phẩm có tính axit. Sự cân đối này giúp cơ thể duy trì độ pH kiềm nhẹ, từ đó tạo điều kiện lý tưởng cho sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến sự mất cân bằng axit-kiềm.

Đo lường độ pH trong cơ thể người

độ ph

Để hiểu nắm rõ về độ pH và đánh giá thể trạng, việc kiểm tra hàm lượng pH là rất cần thiết. Có nhiều cách để đo lường độ pH của các dịch trong cơ thể như sau:

Đo pH máu

Độ pH máu thường được đo tại các cơ sở y tế thông qua xét nghiệm máu động mạch. Đây là phương pháp chính xác nhất để đánh giá tình trạng axit-kiềm trong cơ thể. Độ pH máu lý tưởng dao động từ 7.35 đến 7.45. Thông thường, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm này khi nghi ngờ có tình trạng toan hóa máu (pH < 7.35) hoặc kiềm máu (pH > 7.45), những tình trạng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

Đo pH nước tiểu

Một phương pháp dễ dàng và phổ biến hơn là đo độ pH của nước tiểu bằng que thử pH. Que thử pH có thể mua tại các hiệu thuốc và dễ dàng sử dụng tại nhà. Độ pH nước tiểu có thể thay đổi từ 4.5 đến 8.0, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cá nhân. Hơn nữa, độ pH nước tiểu có thể biến đổi tùy vào chế độ ăn uống nên kết quả chỉ mang tính chất tham khảo.

Đo pH nước bọt

Giống như nước tiểu, nước bọt cũng có thể được đo bằng que thử pH. Đo pH nước bọt giúp đánh giá môi trường axit-kiềm trong khoang miệng và sức khỏe răng miệng. Độ pH nước bọt bình thường thường nằm trong khoảng từ 6.5 đến 7.5. Đây là mức pH giúp bảo vệ men răng, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại và duy trì sức khỏe răng miệng tốt.

Cách cân bằng độ pH trong cơ thể người

Để duy trì độ pH cân bằng trong cơ thể, một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh là điều rất cần thiết. Dưới đây là một số phương pháp để giúp cân bằng độ pH:

  • Tăng cường rau xanh, các loại hoa quả như chuối, dưa hấu, và cam quýt, các loại hạt và đậu có tính kiềm cao vào thực đơn hàng ngày để cân bằng axit dư thừa trong cơ thể. 

  • Giảm thực phẩm giàu đạm động vật, các loại đồ ăn nhanh, đường, cà phê, và rượu bia là những thực phẩm có tính axit cao, có thể làm tăng độ axit trong cơ thể và dẫn đến mất cân bằng pH.

  • Uống đủ nước 2-3 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể duy trì môi trường nội môi ổn định.

uống nước bổ sung độ ph

  • Tập thể dục đều đặn để hỗ trợ thải độc qua mồ hôi và phổi, giúp điều chỉnh độ pH trong máu.

  • Giữ tâm trạng tích cực giúp giảm stress, ngăn cơ thể tiết ra axit có hại.

  • Bổ sung khoáng chất kiềm tăng cường tính kiềm cho cơ thể và ngăn ngừa tình trạng toan hóa. 

Độ pH đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Duy trì những thói quen trên một cách đều đặn để cân bằng độ pH cho cơ thể một cách hiệu quả, tăng cường sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, hãy chú ý đến việc theo dõi và điều chỉnh độ pH trong cơ thể để luôn có một cơ thể khỏe mạnh.

Tìm hiểu thêm trên Nền tảng phân phối Dược phẩm trực tuyến tại Việt Nam - Pharmarket.